Năm 2020 là một năm mà nhiều người muốn quên. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ qua.
Theo đó, năm nay con người đã chứng kiến đủ loại thảm họa kinh hoàng: từ bão, cuồng phong, cháy rừng, lũ lụt, lở đất đến núi lửa phun trào. Do biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên hơn.
Trong 20 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người và ảnh hưởng đến khoảng 4 tỉ người theo cách này hay cách khác. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt khó khăn. Theo Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với số lượng thiên tai kỷ lục vào năm 2020, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở Philippines và Việt Nam.
Sau đây là những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất trong năm qua do Sputnik tổng hợp:
Kinh thành Huế chìm trong nước lũ do trận mưa lớn ở miền Trung Việt Nam.
Người lính cứu hỏa đi ngang qua cái cây đang cháy trong khi dập tắt đám cháy trong cộng đồng Silverado ở California. Theo thống kê, cháy rừng đã thiêu rụi hàng trăm nghìn m2 rừng của California vào năm 2020, làm hư hại hoặc phá hủy khoảng 10.488 tòa nhà và thương vong ít nhất 33 người.
Lũ lụt ở Saint-Martin-Vésubie, vùng Alpes-Maritimes ở Pháp.
Hậu quả của trận động đất tồi tệ nhất trong 140 năm ở Zagreb, Croatia. Vào tháng 3, thủ đô Zagreb của Croatia đã trải qua hậu quả của trận động đất mạnh 5,5 độ richter.
Cơn bão Sally đổ bộ vào Mỹ giữa tháng 9. Bão đã mạnh lên thành cấp 2 với sức gió 100 dặm/ giờ.
Vào tháng 10, một trận động đất mạnh 6,6 độ richter đã làm rung chuyển miền tây Thổ Nhĩ Kỳ, với tâm chấn nằm ở Biển Aegean gần thành phố Seferihisar, tỉnh Izmir. Hình ảnh ghi lại cảnh lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ cứu đứa trẻ ra khỏi đống đổ nát sau trận động đất ở Izmir.
Gần 15.000 ngôi nhà và các tòa nhà dân cư đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc ngập lụt do hậu quả của các trận mưa lớn ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Hậu quả khiến ít nhất 52 người thiệt mạng.
Hậu quả của lũ lụt do gió mùa ở Sunamganj, Bangladesh.
Núi lửa Pacaya phun trào ở Guatemala vào tháng 6/2020.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.