Những quốc gia nào có nguy cơ xảy ra xung đột vào năm 2021?
Năm 2020 qua đi với đại dịch, sự gia tăng bạo lực với những cuộc biểu tình quần chúng, xung đột khu vực và nội chiến.
Theo các chuyên gia của một số tổ chức quốc tế đến năm 2021 làn sóng bạo lực sẽ chỉ phát triển và hậu quả của nó vẫn chưa thể lường trước được. Đánh giá hậu quả của năm 2020, các quan chức tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm: nhân loại đang chờ đợi một nạn đói, gia tăng dịch bệnh và bạo lực leo thang ở mọi cấp độ từ bạo lực gia đình đến chiến tranh giữa các quốc gia. Quan hệ giữa các nước trở nên cực kỳ trầm trọng do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra bởi việc các nước đóng cửa biên giới và các biện pháp hạn chế khác.
Các quốc gia có thể bắt đầu chiến sự vào năm 2021? (Ảnh minh họa) |
Theo chuyên gia quân sự người Nga Aleksey Valyuzhenich, năm 2020, chiến tranh quét qua Trung Đông, Bắc và Trung Phi. Tình hình ở Trung Á ngày càng trở nên tồi tệ. Ba cường quốc hạt nhân đang trên bờ vực xung đột: Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan. Nhiều quốc gia đã phải đối mặt với bạo lực ngày càng gia tăng.
Chuyên gia Valyuzhenich cho rằng, tam giác Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan mối quan hệ vốn đang cực kỳ căng thẳng. Trong trường hợp của Ấn Độ và Trung Quốc, có vẻ như không có thương vong, nhưng mặt khác, các bên xung đột đã cử lực lượng quân đội lớn đến biên giới. Và hiện tại câu hỏi đặt ra là các bên có sẵn sàng sử dụng chúng hay không. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra trong một thời gian dài và tình hình xung đột đặc biệt không được phát ra từ đây.
Và trong trường hợp của Pakistan - Ấn Độ, giống như một cuộc chiến lớn. Trong suốt năm, cả hai bên đã phát động các cuộc pháo kích vào khu vực biên giới của nhau. Theo giới chuyên gia, thời gian gần đây Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đang muốn can thiệp vào cuộc xung đột bên phía Pakistan. Do đó, năm 2021 được đánh giá sẽ có thể bùng nổ chiến sự.
Ngoài ra, ông Valyuzhenich nhận định, Mỹ sắp rút quân khỏi Somalia, Afghanistan, Iraq sẽ dẫn đến bạo lực gia tăng. Thứ nhất, đây là “trò chơi” yêu thích của người Mỹ trong nhiều năm. Ở Afghanistan, Mỹ thực sự có ý định cắt giảm quân đội. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Taliban với một vòng mới của cuộc xung đột vĩnh viễn ở Afghanistan.
Trong khi ở Iraq, người dân sẽ chỉ “thở phào nhẹ nhõm” khi những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi đây. Còn ở Somalia, quân đội Mỹ không rời khỏi khu vực, binh lính sẽ tiếp tục hiện diện trên biên giới của đất nước này. Vì vậy, không chắc rằng bất cứ điều gì sẽ thay đổi.
Đồng thời, theo ông Valyuzhenich, quân đội Mỹ sẽ không rời khỏi Syria, điều này sẽ chỉ kéo theo chiến sự chứ không phải ngược lại. “Bây giờ, những gì thực sự đe dọa với các vấn đề lớn là các quyết định chính trị của Nhà Trắng”, ông Valyuzhenich lưu ý.
Theo chuyên gia quân sự người Nga, tại châu Phi, một cuộc xung đột khu vực khác đã hồi sinh ở Ethiopia. Mới đây, căng thẳng giữa Chính phủ Ethiopia và lực lượng Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) gia tăng sau khi vùng Tigray tiến hành cuộc bầu cử địa phương vào tháng 9/2020, bất chấp lệnh cấm của chính phủ do đại dịch Covid-19.
Giao tranh giữa quân đội Chính phủ Ethiopia và lực lượng TPLF nổ ra từ ngày 4/11. Chính phủ Ethiopia cáo buộc TPLF chủ mưu nhiều vụ việc gây bất ổn trên cả nước. TPLF nhận được sự ủng hộ từ các nước Ả Rập, vì vậy họ tích cực gây áp lực lên Ethiopia. Trong trường hợp lực lượng TPLF thất bại về mặt quân sự, họ sẽ chuyển sang đấu tranh chống khủng bố, điều này sẽ chỉ khiến Ethiopia trở nên tồi tệ hơn. Xung đột đã khiến hàng trăm người thuộc hai phía thiệt mạng và hàng nghìn người phải chạy qua biên giới phía Bắc Ethiopia để sang Sudan lánh nạn.
Hậu quả kinh hoàng sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol
Mới đây, trong bối cảnh diễn ra bạo loạn ở khu vực Điện Capitol và ban bố lệnh giới nghiêm ở Washington, Quốc hội Mỹ đã xác nhận việc ông Joe Biden chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ.
Thanh Bình (lược dịch)