Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ: Nên trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản

Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ John M. Bird cho rằng, nếu muốn ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên, Mỹ nên cho phép Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Động thái này cũng sẽ khiến Trung Quốc gia tăng sức ép kiềm chế Bình Nhưỡng.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong bài phát biểu với tựa đề “North Korean Lessons for Japan” (tạm dịch: Bài học từ Triều Tiên với Nhật Bản) tại Viện An ninh quốc gia Mỹ Jewish, ông Bird nhận định, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ năng lực hạt nhân. Do đó, việc đề xuất để Nhật Bản trang bị vũ khí hạt nhân sẽ giúp cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực cũng như khiến Trung Quốc từ bỏ yêu cầu Mỹ - Hàn ngừng triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

"Nhiều người cho rằng chúng ta nên triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật tới khu vực Tây Thái Bình Dương và đưa ra những tín hiệu về việc Nhật Bản sẽ sớm không còn nằm dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Do đó, quốc gia này cần phải tự bảo vệ mình", ông Bird nói thêm các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên có thể được tiến hành dưới một số điều kiện. 

Cựu quan chức Mỹ khẳng định Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ phát triển năng lực hạt nhân.

Cũng theo ông Bird, việc đề xuất Nhật Bản được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc. Và khi Trung Quốc xem đề xuất này có thể được hiện thực hóa, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng gia tăng sức ép với Triều Tiên. "Đây là con đường ngoại giao duy nhất tạo ra những thay đổi nhất định", ông Bird nhấn mạnh.

Ngoài ông Bird, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Stephen Rademaker cũng cho rằng, thế giới đang chứng kiến một thực tế địa chính trị mới mà ở đó Triều Tiên đang tăng vị thế trước Mỹ và các đối thủ trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đang chứng minh khả năng độc lập tách khỏi Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc mới thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) gia tăng thêm lệnh trừng phạt cũng như ngừng xuất khẩu than đá, quặng sắt và nhiều mặt hàng thiết yếu sang Triều Tiên. 

"Quan điểm của Triều Tiên là không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân bởi trong hiến pháp của quốc gia này viết rất rõ rằng, Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Chúng ta không thể thuyết phục Triều Tiên từ bỏ quan điểm này hay ngồi vào bàn đàm phán để giới hạn năng lực và quy mô phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng", SCMP dẫn lời ông Hademaker.

Sau khi LHQ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều cũng đã nhiều lần khẩu chiến và đe dọa triển khai hành động quân sự. Đỉnh điểm, Bình Nhưỡng còn cho công khai kế hoạch phóng tên lửa tấn công đảo Guam của Mỹ. Căng thẳng giữa Mỹ - Triều hiện tạm lắng sau tuyên bố hôm 15/8 của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc cho dừng kế hoạch tấn công đảo Guam bằng các tên lửa tầm trung.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ - Hàn sắp tiến hành cuộc tập trận chung vào tuần tới, khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng có nguy cơ quay trở lại. Trong khi, đây là cuộc tập trận thường niên mà quân đội Mỹ - Hàn đã tiến hành gần 40 năm qua.

Chính phủ Triều Tiên thường xuyên cáo buộc các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là bằng chứng cho thấy Washington và các quốc gia đồng minh trong khu vực muốn xâm lược cũng như đánh bại quân đội Triều Tiên. Trung Quốc và Nga cũng đã kêu gọi Mỹ - Hàn dừng tập trận bao gồm cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật để đổi lại, Triều Tiên ngừng tiến hành phóng thử tên lửa và thử hạt nhân.

Mỹ thử nghiệm hoạt động của THAAD ở Alaska.

Theo SCMP, đề xuất để Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân được nhắc tới ngày càng thường xuyên hơn trong những năm gần đây bất chấp những quy định trong hiến pháp hòa bình của nước này. Đề xuất trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản được đưa ra một phần là do những nỗ lực của Mỹ và cộng đồng quốc tế đều thất bại trong việc giải quyết mối đe dọa và tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Hồi năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe cũng nhấn mạnh không có quy định nào trong hiến pháp quy định rõ ràng cấm Nhật Bản sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trước đó, Thủ tướng Abe cho hay ông sẽ tiếp tục để Nhật Bản giữ vai trò chủ động hơn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế cũng như tại các điểm nóng an ninh trên thế giới.

Theo bản báo cáo năm 2015 của Thư viện Quốc hội Mỹ, Điều 9 trong hiến pháp hậu Thế chiến thứ Hai của Nhật Bản có hiệu lực thi hành vào năm 1947 đã phản đối quốc gia này duy trì năng lực phát động chiến tranh. 

"Tuy nhiên, khi Mỹ thay đổi chính sách phi quân sự hóa với Nhật Bản, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản chia sẻ gánh nặng duy trì năng lực bảo vệ an ninh Nhật Bản. Để duy trì hòa bình thế giới, Nhật Bản cũng đang từng bước tăng cường năng lực phòng thủ. Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản không cấm quốc gia này duy trì năng lực phòng thủ", bản báo cáo của Thư viện Quốc hội Mỹ viết.

Còn theo ông Bird, ngay cả khi Trung Quốc không phản đối Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, thì hệ thống này cũng không đủ khả năng đối phó với năng lực hạt nhân hiện tại của Triều Tiên.

Minh Thu (lược dịch)

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Đang cập nhật dữ liệu !