Ấn Độ liên tiếp gửi tín hiệu cảnh báo tới Trung Quốc

Điều động nhóm đặc nhiệm gồm 4 chiến hạm cùng chuyến đi biển đầu tiên của tàu sân bay nội địa cho thấy Ấn Độ muốn gửi tín hiệu cảnh báo tới Trung Quốc. 

Hải quân Ấn Độ đang triển khai nhóm đặc nhiệm gồm 4 tàu chiến tới Biển Đông và Tây Thái Bình Dương trong sứ mệnh kéo dài 2 tháng. Theo các nhà phân tích, hành động của Ấn Độ là nhằm tăng cường sự hiện diện ở khu vực, giữa lúc Mỹ và Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn. 

Dàn chiến hạm của Ấn Độ ngoài làm nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông sẽ còn tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự với hải quân các nước gồm Singapore, Indonesia, Australia và Philippines, cũng như tham gia đợt tập trận thường niên Malabar với các nước thành viên thuộc Bộ Tứ Kim Cương ở ngoài khơi đảo Guam thuộc Tây Thái Bình Dương.

{keywords}
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant thực hiện chuyến đi biển thử nghiệm. (Ảnh: India Times)

Nhóm đặc nhiệm của Ấn Độ gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Ranvijay, tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường INS Shivalik, tàu hộ tống chống ngầm INS Kadmatt và tàu hộ tống tên lửa dẫn đường INS Kora. Trong số này có 3 tàu được chính Ấn Độ thiết kế và sản xuất, ngoại trừ tàu INS Ranvijay.

Trong tuyên bố chính thức, hải quân Ấn Độ nhấn mạnh hoạt động điều động 4 chiến hạm nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác và tình đoàn kết quốc tế với “các nước bạn hướng tới đảm bảo trật tự hàng hải”.

Còn theo các nhà phân tích, mục tiêu của Ấn Độ là nhằm thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời tăng cường sự hiện diện ở khu vực. Cuộc xung đột biên giới căng thẳng từ năm ngoái với Trung Quốc cũng chính là lý do khiến Ấn Độ đẩy mạnh tham gia cùng Mỹ trong nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng.

Ngoài ra, trong những tháng gần đây, Ấn Độ đã thể hiện vai trò chủ động hơn trong Bộ Tứ Kim Cương gồm 4 nước thành viên Nhật Bản, Australia Ấn Độ và Mỹ. Bộ Tứ Kim Cương được xem là một liên minh an ninh phi chính thức do Mỹ đứng đầu.

Ông Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ ở Myanmar, nhận định các cuộc tập trận sắp tới của nhóm tàu chiến Ấn Độ là “bằng chứng cho sự hợp tác tăng cường” ở khu vực cùng với Bộ Tứ Kim Cương.

“Các cuộc tập trận cùng hoạt động triển khai nhóm đặc nhiệm của Ấn Độ tới khu vực là những trụ cột chính trong chiến lược của Bộ Tứ Kim Cương. Các Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Tứ Kim Cương đang thảo luận về khía cạnh ngoại giao liên quan tới an ninh hàng hải, nhưng chiến lược của nhóm đang được hiện thực hóa thông qua các kênh hải quân”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Bhatia.

Có thể thấy, New Delhi đang tăng cường sử dụng sự hiện diện hàng hải để truyền tải chiến lược của nước này. Như hồi năm ngoái, ngay sau vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung – Ấn ở cao nguyên Galwan vào tháng Sáu, chính phủ Ấn Độ đã âm thầm triển khai một tàu chiến tới Biển Đông. Động thái của Ấn Độ đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Trung Quốc, quốc gia đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông.

Còn trong năm nay, Ấn Độ đã cho tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này là INS Vikrant thực hiện chuyến đi biển thử nghiệm lần đầu. Chuyến đi biển của tàu INS Vikrant được tiến hành từ ngày 4/8 từ bang Kerala. Tàu INS Vikrant sẽ là tàu sân bay thứ 2 hoạt động trong lực lượng hải quân Ấn Độ.

Bên cạnh đó, lo ngại trước cơ sở quân sự của Trung Quốc ở quốc gia sừng châu Phi Djibouti, Ấn Độ được cho đang bí mật xây dựng một căn cứ trên đảo Agalega thuộc Cộng hòa Mauritius, một quốc gia ở Đông Phi.

Tuy nhiên, hôm 4/8, chính phủ Mauritius tuyên bố mặc dù trên đảo Agalega đang cho xây dựng một cầu tàu và đường băng, nhưng 2 công trình này không phục vụ mục đích quân sự. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng từ chối bình luận về hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Agalega.

Ấn Độ thay đổi chiến lược

Theo bà Premesha Saha, nhà nghiên cứu tại tổ chức Observer Research Foundation ở New Delhi, Ấn Độ đang thay đổi quan điểm khi dần chuyển sang công khai chỉ trích những hành động phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cũng theo bà Saha, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này là vụ đụng độ biên giới đẫm máu giữa binh sĩ Trung - Ấn vào tháng 6/2020 ở dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC), khu vực nằm giữa bang Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. LAC có chiều dài 4.057 km là khu vực xảy ra tranh chấp giữa Trung - Ấn trong hàng thập niên qua.

Vụ đụng vào ngày 15/6/2020 đã khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ và 5 binh sĩ Trung Quốc tử vong. Đây được xem là cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ tranh chấp kéo dài 70 ngày tại cao nguyên Doklam hồi năm 2017.

“Môt lý do khác khiến Ấn Độ thay đổi chiến lược là sự hiện diện tăng cường của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Điều này khiến Ấn Độ phải làm chuyện tương tự ở sân sau của Trung Quốc”, bà Saha nói.

Trong khi đó, Tướng hải quân nghỉ hưu của Ấn Độ là ông K. Mohanan cho rằng nhóm đặc nhiệm như 4 tàu chiến mà hải quân Ấn Độ đang điều động tới Biển Đông là chuyện bình thường. Bởi thông thường, “1 hoặc 2” tàu chiến Ấn Độ cũng đã được phái đi thực hiện những sứ mệnh như này.

“Thông điệp mà 4 tàu chiến này muốn nhắn gửi là thể hiện với các nước trong khu vực rằng Ấn Độ đang tới đây và Biển Đông thuộc về mọi quốc gia”, ông Mohanan cho hay.

Ấn Độ xây căn cứ hải quân bí mật ở nước ngoài làm gì?

Ấn Độ xây căn cứ hải quân bí mật ở nước ngoài làm gì?

Ấn Độ được cho đang xây dựng một căn cứ hải quân bí mật tại đảo quốc Mauritius nhằm tăng khả năng đối phó với Trung Quốc. 

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !