Afghanistan và những ‘nỗi đau’ mang tên Mỹ

Sau 20 năm chống khủng bố ở Afghanistan, Mỹ đã quay lưng rời bỏ trong giai đoạn Kabul khó khăn nhất và để lại “mớ hỗn độn” khó giải quyết.

Ngày 13/7, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) tuyên bố rằng, hoạt động rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan đã hoàn thành hơn 95%, điều này có nghĩa là cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan kéo dài gần 20 năm cuối cùng cũng đi đến hồi kết.

Cuộc chiến ở Afghanistan lần đầu tiên được bắt đầu với danh nghĩa chống khủng bố, và kể từ đó Mỹ đã rơi vào “vũng lầy”. Đầu năm 2020, chính quyền cựu Tổng thống Trump hứa sẽ rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021.

{keywords}
 Afghanistan tan hoang sau cuộc chiến chống khủng bố kéo dài 20 năm của Mỹ. Nguồn: people.com.cn.

Sau khi chính quyền ông Biden nhậm chức, thời hạn rút quân được ấn định vào ngày 11/9/2021. Mặc dù ngoài mặt Mỹ đã rút quân nhưng nước này sẽ không từ bỏ ảnh hưởng của mình ở Afghanistan.

Sau khi rút quân, Mỹ sẽ tồn tại một cách “tiết kiệm chi phí” hơn, trong khi Afghanistan có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn một lần nữa.

Theo báo cáo của ABC, trong cuộc chiến kéo dài 20 năm này, hơn 2.300 lính Mỹ đã thiệt mạng và hơn 20.000 người bị thương. Tính đến cuối năm 2020, Mỹ đã chi hơn 800 tỉ USD cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan.

Rút quân khỏi Afghanistan đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ rút các nguồn lực tài chính và nhân lực, nhưng không phải là rút bớt ảnh hưởng của nước này. "Chiến lược Trung Á của Mỹ (2019-2025)" nêu rõ "Khuyến khích sự kết nối giữa Trung Á và Afghanistan".

Điều này cho thấy, Mỹ coi Afghanistan là bàn đạp quan trọng để mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Á và thậm chí cả Nam Á, việc rút quân khỏi Afghanistan thực chất chỉ là một “bước đệm” cho một kế hoạch to lớn hơn nhưng tiết kiệm hơn của Mỹ.

Tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan tăng dần đều trong thời gian Mỹ rút quân. Báo cáo về thương vong dân sự ở Afghanistan do Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Afghanistan công bố hồi tháng 4 cho thấy, 573 dân thường thiệt mạng và 1.210 người bị thương trong quý đầu tiên của năm nay, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo New York Times, số người chết ở Afghanistan trong tháng 5/2021 đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2019. Có thể nói, tình hình an ninh ở Afghanistan ngày càng xấu đi không thể tránh khỏi sự liên quan đến việc rút quân của Mỹ.

Ngoài ra, nền chính trị của Afghanistan vốn đã mong manh, tình hình an ninh lại bấp bênh, trong khi đó Mỹ rời đi trước khi công cuộc tái thiết hoàn thành, điều này càng ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, chia rẽ lực lượng ở Afghanistan và làm xấu đi tình hình an ninh trong nước.

Trên thực tế, nghiên cứu của các chuyên gia ở Afghanistan đã chỉ ra rằng, từ năm 2001 đến năm 2021, số lượng các tổ chức khủng bố ở Afghanistan đã tăng từ một con số cách đây 20 năm lên hơn 20 tổ chức.

Càng nhiều cuộc chiến chống khủng bố thì càng nhiều tổ chức khủng bố mới nổi lên, tình trạng này cũng liên quan nhiều đến chính sách chống khủng bố có chọn lọc của Mỹ.

Bên cạnh sự lớn mạnh của lực lượng khủng bố, theo hãng tin AP, tỷ lệ nghèo đói ở Afghanistan cũng đã tăng từ 36% năm 2007 lên 47% năm 2020. Michael Hanna, nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Thế kỷ ở Washington, cho biết “Chúng tôi đã đầu tư quá nhiều tiền, nhưng chẳng có mấy tác dụng”.

Tamim Assi, chủ tịch điều hành của Viện Chiến tranh và Hòa bình Kabul cảnh báo rằng, nếu các bên Afghanistan không thể đạt được một kế hoạch hòa giải chính trị vào tháng 9/2021, Afghanistan có thể đối mặt với một cuộc nội chiến đẫm máu tương tự như Syria.

Năm 2001, Mỹ tấn công Afghanistan với danh nghĩa chống khủng bố. Trong 20 năm qua, Mỹ đã mở rộng các mục tiêu chiến lược và liên tục “xuất khẩu” các giá trị của Mỹ sang Afghanistan. Hai mươi năm đã trôi qua, ở Afghanistan ngày nay, lực lượng khủng bố và nạn đói nghèo còn nghiêm trọng hơn.

Vào thời điểm chiến tranh và hòa bình, hỗn loạn và quản trị ở Afghanistan, thì Mỹ với tư cách là người khởi xướng đã quay lưng ra đi để lại một đống hỗn độn và một tương lai mù mịt cho quốc gia này.

Tân đại sứ Trung Quốc tại Mỹ có gì đặc biệt?

Tân đại sứ Trung Quốc tại Mỹ có gì đặc biệt?

Ông Qin Gang trở thành tân đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, nhưng ông này lại không có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với Washington.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !