Thế giới “hỗn loạn” trong ngày Quốc tế lao động
Thế giới “hỗn loạn” trong ngày Quốc tế lao động
>> Ngày Quốc tế Lao động đầy cảm xúc trên toàn thế giới
Một người thuộc phe cánh tả đang bước qua đám khói đỏ mà đoàn biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đã ném ra. Ảnh chụp tại thủ đô Berlin (Đức) ngày 1/5/2012. |
Một người biểu tình thuộc nhóm “phản đối chủ nghĩa tư bản” đang vẫy cao lá cờ của mình trong cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động ở thủ đô London (Anh). Phong trào “phản đối chủ nghĩa tư bản” đang lên cao ở Anh và nhiều nước phương Tây khác với sự tham gia đông đảo của các thành phần như sinh viên, các công đoàn lao động, những người về hưu… |
Cuộc biểu tình nhân ngày 1/5 ở Berlin đã trở nên rất căng thẳng và có nguy cơ bùng phát thành các cuộc bạo loạn. Trong ảnh: Những người biểu tình cánh tả đã đốt một chiếc xe chở rác ở quận Kreuzberg. |
Những người biểu tình đốt hình nộm của Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sỹ Ueli Maurer. |
Các cuộc tuần hành và biểu tình nhân ngày Quốc tế Lao động ở Seatle (Mỹ) đã biến thành những vụ bạo động khi người biểu tình nổi loạn, đập phá các cửa hiệu, xe cộ trên nhiều tuyến phố. |
Những người thuộc đảng Cộng sản Nga đang vẫy cờ và biểu ngữ kỷ niệm ngày 1/5. |
Tại Manila (Philippines), những người biểu tình cũng đã đốt hình nộm của Tổng thống Benigno Aquino III ngay gần dinh Tổng thống. Trong ngày 1/5, hàng ngàn người dân Philippines đã đổ về Manila để tham dự các cuộc biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đồng thời yêu cầu chính phủ nước này tăng mức lương cơ bản trong bối cảnh giá xăng dầu đang tăng rất nhanh. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines đã từ chối đề nghị tăng lương 3 USD/ngày mà người lao động nước này đã đề nghị từ năm 1999 với lý giải rằng việc tăng mức lương cơ bản này chỉ làm tình hình lạm phát trầm trọng hơn, nạn sa thải mạnh hơn và “đuổi cổ” những nhà đầu tư nước ngoài. |
Người lao động thuộc Tổng liên đoàn lao động Hàn Quốc đang hát vang bên ngoài tòa thị chính Seoul để kêu gọi chính phủ cải thiện tình trạng lao động. |
Người lao động Thái Lan đang tuần hành ở thủ đô Bangkok và đề nghị chính phủ tăng lương. |
Những người biểu tình ủng hộ đảng Cộng sản Hy Lạp đang tham gia đoàn đình công của công nhân nhà máy thép Hellenic Halyvourgia trước tình trạng mất việc làm. Hy Lạp cũng giống như nhiều quốc gia khác ở châu Âu đang phải đối mặt với vô số những cuộc biểu tình phản đối tình trạng cắt giảm chi tiêu. Cử tri Hy Lạp và Pháp còn tuyên bố sẽ dùng lá phiếu của mình để trừng phạt những nhà lãnh đạo đang theo đuổi chính sách “khắc khổ”. |
Một người biểu tình ở Macau đang đổ sơn đỏ lên người để phản đối tình trạng lao động nhập cư từ Trung Quốc đại lục “cướp việc” của người lao động bản xứ, tình trạng tham nhũng trong các quan chức chính phủ. |
Lính cứu hỏa đang cố gắng dập tắt các đám cháy tại nhiều kiosk mà đoàn biểu tình đã gây ra tại thủ đô Athens (Hy Lạp). |
Những người biểu tình thuộc phe cánh hữu đang ngồi trên đường phố Neumuenster (Đức) và giương cao biểu ngữ “Hãy ra khỏi khối Euro”. Người dân Đức cho rằng họ đang bị các nước nghèo của khối EU “lợi dụng” và kéo nền kinh tế nước này vào cuộc suy thoái. Hiện Đức vẫn là nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu. |
TDP