Thế giới có thể sản xuất pin xe điện mà không cần Trung Quốc hay không?

Nhiều quốc gia phải thừa nhận rằng Trung Quốc đang thống trị lĩnh vực pin xe điện trên toàn cầu.

Thế giới đang bước vào thời kỳ cạnh tranh mới: Các quốc gia có thể sản xuất pin cho xe điện sẽ gặt hái được nhiều lợi thế về kinh tế và địa chính trị. Và người chiến thắng duy nhất cho đến nay là Trung Quốc.

Bất chấp hàng tỷ đô la đầu tư của phương Tây, Trung Quốc đã và đang tiến xa trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện, từ khai thác khoáng sản quý hiếm, đào tạo kỹ sư và xây dựng các nhà máy khổng lồ. Đây là điều mà phần còn lại của thế giới có thể mất hàng thập kỷ mới có thể bắt kịp.

Trung Quốc đang dẫn đầu trong cuộc đua pin xe điện (Ảnh: The New York Times)

Thậm chí đến năm 2030, Trung Quốc còn có thể sản xuất nhiều hơn gấp đôi số lượng pin so với mọi quốc gia khác cộng lại, theo Benchmark Minerals.

Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu thô

Trung Quốc kiểm soát từng bước, từ việc lấy nguyên liệu thô lên khỏi mặt đất đến sản xuất pin lithium-ion và ô tô. Mặc dù nước này có ít mỏ khoáng sản quý hiếm nhưng họ đã vạch ra một chiến lược dài hạn để giành được nguồn cung giá rẻ và ổn định.

Các công ty Trung Quốc với sự hỗ trợ của nhà nước, đã mua cổ phần các công ty khai thác mỏ trên năm châu lục. Trung Quốc sở hữu hầu hết các mỏ coban – nguyên liệu hiếm sử dụng cho loại pin phổ biến nhất thế giới lithium-ion ở Congo. Theo thống kê, Trung Quốc đang kiểm soát 41% hoạt động khai thác coban trên toàn thế giới.

Trung Quốc kiểm soát nguồn cung cấp nguyên liệu thô (Ảnh: CRU Group, USGS)

Ngoài coban, những khoáng sản như niken, mangan và than chì cũng được Trung Quốc mạnh tay khai thác. Mặc dù niken, mangan và than chì chỉ được sử dụng một phần nhỏ để tạo nên pin xe điện nhưng nguồn cung ổn định từ các khoáng sản này vẫn mang đến lợi thế nhất định cho Trung Quốc. Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia sẽ giúp nước này trở thành quốc gia kiểm soát niken lớn nhất thế giới vào năm 2027. 

Các quốc gia phương Tây đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc. Tuy nhiên, họ khá dè dặt khi rót tiền vào các nước không ổn định về chính trị hoặc có lao động thấp. Chính vì thế, họ đã chậm chạp trong việc đẩy mạnh khai thác và sản xuất các nguồn nguyên liệu thô để chế biến pin xe điện.

Thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc để xử lý khoáng sản

Bất kỳ quốc gia nào khai thác khoáng sản xong, gần như đều phải chuyển đến Trung Quốc để tinh chế thành vật liệu cấp pin.

Sau khi quặng khoáng sản được lấy lên từ lòng đất, chúng được nghiền thành bột và xử lý bằng nhiệt và hóa chất để cô đặc các hợp chất khoáng. Tinh chế cần một lượng lớn năng lượng. Khoáng sản pin cần năng lượng gấp ba đến bốn lần so với thép hoặc đồng. 

Nhiều quốc gia phải phụ thuộc vào Trung Quốc để xử lý khoáng sản (Ảnh: The New York Times)

Được chính phủ hỗ trợ bằng đất đai và năng lượng giá rẻ nên các công ty Trung Quốc đã có thể tinh chế khoáng sản với khối lượng lớn hơn nhưng chi phí vẫn thấp hơn những nước khác.

Quá trình tinh chế gây ô nhiễm môi trường khiến nhiều quốc gia dè chừng. Nghiền than chì gây ô nhiễm không khí, xử lý niken tạo ra chất thải độc hại. Thế nhưng, ở Trung Quốc, các quy định môi trường ít nghiêm ngặt hơn, giúp các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc được hưởng lợi.

Chỉ cần nhìn sang Mỹ, để xây dựng một nhà máy lọc dầu thường mất từ 2 năm đến 5 năm để xây dựng. Việc đào tạo công nhân và điều chỉnh thiết bị có thể “ngốn” thêm kha khá thời gian. Chưa kể các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường cũng khiến Mỹ “gặp khó”.

Sản xuất hầu hết các bộ phận trong pin

Trung Quốc trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới một phần nhờ tìm ra cách sản xuất các bộ phận của pin hiệu quả với chi phí thấp.

Thành phần quan trọng nhất trên pin là cực âm và cực dương. Trong tất cả các vật liệu làm pin, cực âm là vật liệu khó chế tạo và tốn nhiều năng lượng nhất. Cực âm NMC được tạo thành từ niken, coban và manga được sử dụng phổ biến. Công thức chế tạo cực âm NMC giúp pin lưu trữ nhiều điện năng trong một không gian nhỏ, nhờ đó, có thể giúp ô tô điện có phạm vi hoạt động xa hơn.

Trung Quốc trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới (Ảnh: IEA)

Trung Quốc đã đầu tư vào một giải pháp thay thế rẻ hơn mà hiện nó đã chiếm lĩnh một nửa thị trường cực âm, đó là LFP. Thay vì niken, coban và mangan, cực âm LFP sử dụng sắt và phốt phát với nguồn cung lớn hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả nổi bật không kém cực âm NMC. 

Đối với các nước phương Tây, LFP chính là lời giải để vượt qua tình thế “thắt cổ chai” trong việc cung cấp khoáng sản. Thế nhưng, lại một lần nữa gần như toàn bộ LFP của thế giới đều do Trung Quốc sản xuất.

Các công ty Mỹ quan tâm đến LFP nhưng họ phải hợp tác với các công ty Trung Quốc có kinh nghiệm sản xuất nó. Không chỉ chiếm ưu thế trong sản xuất cực dương, cực âm của pin, Trung Quốc còn “thầu” hết các thành phần khác của pin. Trung Quốc cũng là một trong bốn nhà sản xuất chất điện phân (làm chủ yếu từ muối lithium và dung môi) lớn nhất trên thế giới.

Dẫn đầu cuộc đua về sản lượng ô tô điện

Trung Quốc có nhiều ô tô điện nhất thế giới và gần như tất cả chúng đều sử dụng pin do nước này sản xuất. Các nhà sản xuất pin của Trung Quốc như CATL và BYD đã phát triển vượt trội so với đối thủ Nhật Bản, Hàn Quốc và trở thành những nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đang là quốc gia có nhiều ô tô điện nhất trên thế giới (Ảnh: IEA)

Đây được xem là “quả ngọt” của Trung Quốc sau nhiều năm áp dụng loạt chính sách ưu đãi trong việc nghiên cứu và phát triển cũng như trợ cấp cho người tiêu dùng. Người mua xe điện ở Trung Quốc được giảm thuế, đăng ký xe với giá rẻ hơn, được tiếp cận mạng lưới sạc điện rộng khắp. 

Khi mà các chính phủ khác theo đuổi một chiến lược tương tự để thúc đẩy sản xuất xe điện thì các công ty Trung Quốc đã có một khởi đầu thuận lợi với nhiều năm kinh nghiệm. Chính vì thế, nhiều công ty nước ngoài đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với các nhà sản xuất Trung Quốc để phát triển xe điện.

Scott Kennedy, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS khẳng định: “Không có quốc gia nào thành công trong việc sản xuất xe điện mà không có sự hợp tác với Trung Quốc, dù trực tiếp hay gián tiếp”.

Minh Nhật (Theo The New York Times)

Mexico phát hiện 45 chiếc túi đựng thi thể người trong khe núi

Lực lượng chức năng Mexico phát hiện 45 chiếc túi giấu trong khe núi chứa các bộ phận thi thể được cho là của 7 người được báo cáo mất tích.

Chàng trai mang cả xe tải tiền mặt, vàng miếng đi hỏi vợ

TRUNG QUỐC - Một nam giới ở tỉnh Chiết Giang đã dùng xe tải chở 9,98 triệu NDT tiền mặt cùng nhiều miếng vàng, đồng hồ xa xỉ tới nhà bạn gái để làm sính lễ.

Ông Trump và Thống đốc Florida công kích nhau

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chỉ cần 6 tháng để hoàn thành những công việc mà ông DeSantis mất tới 8 năm, trong khi Thống đốc Florida nói rằng ông Trump cần dừng những hành vi "trẻ con".

Những bãi 'tắm tiên' lừng danh thế giới

Với những người không muốn bị bó buộc trong quần áo khi đi biển, họ có thể đến những bãi “tắm tiên” được CNN đánh giá là lí tưởng nhất thế giới dưới đây.

Chuỗi nhà hàng Mỹ bị kiện do nữ quản lý gốc Việt tử vong trong kho lạnh

Thân nhân của bà Nguyet Le, 63 tuổi, đang đâm đơn kiện chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh Arby's ở Mỹ sau cái chết của người phụ nữ xấu số này bên trong một kho lạnh.

Đang học trực tuyến thì bất ngờ phát hiện kẻ thiêu sống bà cụ

MỸ - Thủ phạm bị bắt sau khi hình ảnh y tấn công và thiêu sống nạn nhân bị một người khác phát hiện qua ứng dụng Zoom.

Nga cáo buộc CIA bí mật giám sát hàng nghìn điện thoại iPhone

Nga cáo buộc CIA đã lén cài đặt phần mềm giám sát lên hàng nghìn chiếc iPhone được sử dụng bởi công dân Nga và các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại nước này.

Thiếu niên gây xôn xao vì lái siêu xe nửa triệu đô từ trường về nhà

AUSTRALIA - Một nam sinh 16 tuổi bị bắt gặp lái siêu xe Lamborghini hiếm, có giá 500.000 USD đang gây xôn xao. Nhiều người qua đường cho biết, thiếu niên này lái siêu xe từ trường về nhà.

Dự luật trần nợ công vượt 'cửa ải' Quốc hội, Mỹ thoát nguy cơ vỡ nợ

Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn dự luật về trần nợ công, chỉ một ngày sau khi Hạ viện có động thái tương tự, giúp đất nước tránh nguy cơ bị vỡ nợ ngay trong tuần này.

Tỷ phú Elon Musk lấy lại vị trí người giàu nhất thế giới

Với giá trị tài sản ròng khoảng 192 tỷ USD, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã giành lại vị trí người giàu nhất thế giới từ tay tỷ phú Bernard Arnault.

Đang cập nhật dữ liệu !