Thắp hương ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp: Những điều cần biết

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp hàng năm là một nghi lễ rất được coi trọng đối với mọi gia đình Việt Nam. Infonet xin giới thiệu tới bạn đọc đôi điều về các nghi lễ và ý nghĩa của ngày này.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, thời gian cúng Tiễn ông Táo về trời

Trong dân gian, ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Hàng năm sẽ có một ngày ông Táo về trời tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Vào ngày này các gia đình thường sắm sanh lễ vật đầy đủ để tiễn ông Táo về trời.

Thắp hương ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp: Những điều cần biết - ảnh 1

Ảnh minh họa

Cá chép được coi là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Loài cá này được người miền Bắc lựa chọn có lẽ bởi nó là biểu tượng "vượt Vũ Môn hóa rồng" - biểu tượng của sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ đi tới thành công. Hơn thế nữa, cá chép cũng là con vật rất gần gũi trong đời sống tinh thần người Việt.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, muộn lắm là trước 12h ngày 23 tháng Chạp vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để muộn hơn mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời. 

Cách sắm lễ thắp hương ông Công ông Táo:

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:

- Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu...

- Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.

- Ba cá chép sống.

- Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.

Bài Văn khấn cúng tiễn ông Táo

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Con lạy chính phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Tín chủ chúng con là: (thí dụ: Nguyễn Văn T, sinh năm: Canh Tuất (1970), hành canh: 41 tuổi)

Ngụ tại số nhà ........, đường/phố ...., ấp/khu phố ............, xã/phường/thị trấn ......., huyện/quận/thành phố/thị xã ........, tỉnh/ thành phố .........

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, bách sự hanh thông.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cốc (vái 4 vái)

T.H (tổng hợp)

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !