Thanh trà Thái 'nhuộm vàng' chợ Việt, giá cao chót vót vẫn tấp nập khách

Những trái thanh trà Thái Lan đang "nhuộm vàng" chợ Việt với mức giá cao chót vót. Song, loại quả này vẫn tấp nập khách mua.

Vài năm trở lại đây, cứ vào mùa thu hoạch, thanh trà Thái Lan lại đổ bộ chợ Việt với số lượng lớn. Loại quả này được các chị em nội trợ ưa chuộng, bởi phần thịt bên trong vàng ruộm, ngọt và thơm mát, khác hẳn với vị chua của trái thanh trà miền Tây nước ta.

Những ngày này, thanh trà Thánh Lan lại "nhuộm vàng" từ chợ truyền thống đến "chợ mạng". Song, giá thanh trà Thái năm nay cao chót vót, đắt gấp 2-3 so với cùng kỳ năm ngoái. Ở các cửa hàng trái cây, giá thanh trà dao động từ 185.000-200.000 đồng/kg. 

Với mức giá trên, thanh trà đang là loại trái cây Thái Lan có giá bán đắt đỏ nhất ở chợ Việt thời điểm hiện tại.

 Thanh trà Thái Lan đổ bộ chợ Việt (Ảnh: NVCC)

Chị Cao Thị Kiều – chủ cửa hàng trái cây ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội), cho biết, bắt đầu từ năm 2018 chị đã nhập thanh trà Thái về bán. Loại quả này thuôn dài hình bầu dục, vỏ bên ngoài màu vàng, phần thịt quả bên trong vàng ruộm giống xoài, ăn ngọt thơm xen lẫn chút chua. 

Song, giá thanh trà không đắt không đắt đỏ như hiện tại. Thời điểm mới xuất hiện tại thị trường Việt, dù hàng khan hiếm nhưng giá chỉ khoảng 150.000 đồng/kg. Những năm sau đó, giá dao động trong khoảng 75.000-110.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Dịp này, thanh trà Thái chị nhập về giá lên tới 185.000 đồng/kg. Theo chị Kiều, những năm trước ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên giá rẻ. Năm nay, giá khá cao do mới vào đầu vụ, giữa vụ sẽ hạ nhiệt dần. Dù vậy, loại quả của xứ chùa Vàng này vẫn tấp nập khách mua. 

"Tôi bán lẻ 1kg/đơn khách đặt. Nếu khách đặt 2kg/đơn được miễn phí ship hàng". Chị nói và cho biết, do giá thanh trà đang khá đắt nên khách thường chỉ đặt mua 1kg, chịu phí ship 15.000-25.000 đồng/đơn tùy khoảng cách xa gần. Một ngày chị Kiều bán hết khoảng 60-80kg thanh trà.

Chị Đào Thị Thanh Nhàn - chủ cửa hàng trái cây ở Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội) cũng thừa nhận, giá thanh trà Thái Lan đầu vụ đang cao chót vót nhưng vẫn đắt khách mua. Thế nên, thanh trà được chị nhập về đều đặn mỗi ngày.

"Tôi nhập sỉ mỗi ngày khoảng trên dưới 10 thùng thanh trà Thái. Mỗi thùng trọng lượng dao động khoảng 14-15kg", chị nói. Theo đó, 3/4 số lượng thanh trà này sẽ được chia các đơn trả khách đã đặt trước đó, phần còn lại chị để cửa hàng bán trong ngày. 

 Thanh trà đang là loại trái cây của Thái Lan có giá bán đắt đỏ nhất tại chợ Việt (Ảnh: NVCC)

Trái này vào đầu vụ quả chín vàng nhưng vẫn cứng, vận chuyển gần như không có tỷ lệ thối hỏng. Hàng về đến cửa hàng đa phần đều bán hết luôn trong ngày, rất ít tồn đến hôm sau. Bởi, thanh trà có vị ngọt mát xen lẫn vị chua nhẹ, nhiều gia đình mua về ăn trực tiếp hoặc dầm đá, ngâm đường phèn làm thức uống giải nhiệt mùa hè, chị Nhàn chia sẻ.

Trao đổi với PV.VietNamNet, chị Nguyễn Thị Mẫn – đầu mối đổ sỉ trái cây ở Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) thông tin, từ cuối tháng 2 thanh trà đã ồ ạt về các chợ đầu mối với số lượng lớn, song giá khá cao. 

Như ngày hôm nay, giá thanh trà bỏ sỉ dao động từ 95.000-120.000 đồng/kg tùy số lượng khách lấy nhiều hay ít. Khách lấy sỉ số lượng càng lớn thì giá càng hạ. Song, mức giá này chưa bao gồm cước vận chuyển.

Dịp này chị Mẫn chuyên các mặt hàng của Thái như thanh trà, mây Thái, me. Riêng thanh trà hàng về đều đặn theo ngày, chị đổ sỉ cho các đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh lân cận khoảng 300-400 thùng một ngày.

Chị cũng cho biết, ngoài thanh trà Thái Lan, trên thị trường còn có thanh trà miền Tây, thanh trà Campuchia. Tuy nhiên, thanh trà Thái thường được ưa chuộng nhất dù giá đắt đỏ, vì trái không chỉ to mà ăn vị còn ngọt và thơm hơn thanh trà miền Tây và Campuchia. 

Tâm An

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.