Thành Long làm đại sứ Nụ cười cho Operation Smille, bác sĩ Việt cũng phản đối
Phản đối Thành Long làm đại sứ Nụ cười cho Operation Smille. |
Tuy nhiên, việc tổ chức OS Việt Nam chọn diễn viên Thành Long làm đại sứ Nụ cười cho chương trình kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam gây bức xúc cho cộng đồng mạng Việt và ngay cả giới bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng bất bình.
Ngày 31/10, tổ chức OS Việt Nam đã đăng tải poster giới thiệu diễn viên Thành Long sẽ làm đại sứ nụ cười cho sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập của tổ chức này tại Việt Nam.
Thông tin này đã làm dấy lên những ý kiến phản đối gay gắt. Đa số các ý kiến đều không đồng tình khi để Thành Long làm đại sứ một chương trình liên quan đến trẻ em. Nhiều người cho rằng, bản thân nam diễn viên không đủ tư cách làm đại sứ vì ông đã chối bỏ chính người con ruột, thậm chí là bạo hành vợ con. Đến chiều 7/11, trước phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, tổ chức này đã gỡ bỏ hình ảnh của Thành Long trên trang fanpage của tổ chức.
Bác sĩ Phạm Văn Ái – là bác sĩ từng cộng tác với OS Việt Nam sau đó ông ra làm cho các tổ chức khác đánh giá cao đóng góp của OS trong công tác thiện nguyện vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, việc chọn hình ảnh của diễn viên Thành Long làm đại sứ Nụ cười và mời Thành Long sang Việt Nam bác sĩ Ái cũng không chấp nhận được và phản đối điều này.
Bác sĩ Ái cho biết bất cứ bác sĩ nào, người Việt Nam cũng hiểu được điều đó. Việc chọn đại sứ cho các thương hiệu, chương trình là điều phổ biến nhưng đại sứ đó đã làm gì được cho chương trình, có ảnh hưởng như nào đối với người dân Việt nhất là theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam là các chương trình thiện nguyện vì cộng đồng không được mang màu sắc chính trị, tôn giáo vào đó.
Thành Long từng mất điểm trong mắt người Việt vì ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Thành Long cũng không phải là người cha tốt. Dù ông ta có công tác từ thiện, đóng góp gì cho tổ chức OS tại Mỹ thì với người Việt chắc chắn họ không đồng ý một đại sứ như thế cho người Việt nhất là nhóm người cần hỗ trợ.
Từ trước tới nay, các tổ chức phi chính phủ thường tài trợ rất nhiều cho các trường hợp phẫu thuật nhân đạo ở Việt Nam trong lĩnh vực dị tật vùng hàm mặt. Bởi theo bác sĩ Ái việc lựa chọn tài trợ cho phẫu thuật vùng hàm mặt mang lại tự tin cho trẻ không may bị sứt môi, hở hàm ếch. Phẫu thuật này cũng đơn giản và được nhiều bác sĩ người Việt hoặc tình nguyện viên nước ngoài hỗ trợ.
Nếu thực hiện một chương trình này, bác sĩ Ái cho rằng không cần phải đại sứ bởi thực chất những gì mình làm được cho cộng đồng, cho người dị tật đã là quý.