Thăm những vườn cò

Coi chúng như người bạn từ thiên nhiên, hàng chục năm qua, các chủ vườn luôn sẵn sàng bảo vệ đàn cò bất chấp sự đe dọa của đối tượng xấu.

Nhờ có bến đỗ an toàn, chúng ngày càng sinh sôi, làm đẹp thêm những miền quê. 

Thăm những vườn cò - ảnh 1
Cò về.

Đất lành cò đậu

Chiều muộn, khi đàn trâu bụng no căng tròn thũng thẵng từ đồng về nhà cũng là lúc khu đồi của gia đình ông Vi Văn Hải, thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa (Tân Yên) rợp cánh cò. Từng tốp, từng tốp bay trên khoảng không trung trong xanh, lượn vòng tròn trước khi đáp xuống. Thấy vậy những đứa trẻ trong làng líu lo “cò về rồi”. 

Giờ đây, đồi cây của gia đình ông Hải xanh tốt, rậm rạp hơn, bởi lẽ ngoài lim, dẻ, chủ nhân còn trồng thêm keo, tre lấy chỗ cho cò đậu. Năm nay, ước có hơn 4 nghìn con đậu ở đây, cao gấp 3 lần so với năm ngoái. Thấy có người đến, vài con cò thảng thốt đập cánh bay lên. Đang mùa sinh sản nên vỏ trứng rơi trắng mặt đất. Thỉnh thoảng có tiếng kêu lộp bộp của thức ăn do cò mẹ mớm cho con bị trượt ra ngoài. 

Theo lời ông Hải, năm 1976, nhà nhà trong xã chặt dẻ trồng sắn, vải thiều, chỉ còn duy nhất gia đình ông giữ lại vườn cây cổ thụ. Cứ thế cò nườm nượp kéo về và làm tổ ở đây. Coi đó là điềm lành nên gần 40 năm qua, ông luôn tạo điều kiện tốt nhất với mong muốn giữ chân chúng. Gần nhà, ông đào ao thả cá làm chỗ cho cò tắm, kiếm ăn. Mùa đông cò bay đi trú rét, thỉnh thoảng có con bay về như để giữ chỗ. Xuân sang, cò lại trở về sinh sống tại nơi quen thuộc. 

Tương tự, vườn cò thôn Tân Phúc, xã Đào Mỹ (Lạng Giang) của một chủ nhân tại Hà Nội do thầy giáo về hưu Đặng Đình Quyển trông coi sau hơn 30 năm vẫn ổn định tổng đàn. Chỉ có điều, loài cò ốc nặng khoảng 2 kg/con  ít dần do bị săn bắn mạnh. Đến thăm vào buổi sáng nên trong vườn chỉ còn đàn cò non và lũ vạc ngủ trên đỉnh ngọn bạch đàn, keo. Chốc chốc có con bay về mớm mồi cho con nhỏ rồi lại vút đi trong tiếng mưa tí tách. 

Vào những ngày cuối tháng Bảy xuất hiện nhiều đợt gió mạnh khiến cây cối nghiêng ngả nên ông Quyển phải thường xuyên kiểm tra vườn cò. Ông cho biết: “Theo đặc tính, con non bị rơi xuống đất sẽ chết bởi cò mẹ không cắp lên được. Tuy nhiên cò mẹ lại sẵn sàng nuôi những con chim non không do mình sinh ra. Thế nên tôi đi khắp vườn xem có tổ cò non bị rơi hay không để nhặt ghép vào những đàn khác”. 

Nhờ vậy, năm nào ông cũng cứu được hàng chục tổ chim non bị rơi do mưa bão. Nơi đây cây cối xanh tốt như rừng rậm, không gian yên tĩnh nên vào mùa đông, mật độ cò tăng mạnh. Bình thường có khoảng 2 vạn con thì lượng cò sẽ tăng gấp rưỡi trong những ngày giá rét. 

Nỗ lực bảo vệ

Để đàn cò duy trì được như hôm nay, những chủ nhân, người trông coi phải tốn bao công sức. Dù bận đến mấy họ cũng sắp xếp thời gian, bố trí người ở nhà bảo vệ đàn cò khỏi đối tượng săn bắn. Theo ông Hải, chủ vườn đi vắng là kẻ săn cò biết rất rõ, nhất là những hôm nhà có việc cưới hỏi, chúng rình mò cả ngày, chỉ cần sơ hở là mất vài con cò ngay. 

Ông tâm sự: “Nếu cải tạo vườn để trồng vải sớm thì mỗi năm gia đình tôi cũng có khoản thu không nhỏ. Thế nhưng với tôi đây là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng, coi đó là lộc để dành cho con cháu mai sau nên không bao giờ tôi bán dù có nhiều người đến gạ mua với giá cao”. Nhiều lần phải đối mặt với nguy hiểm, sự đe dọa của kẻ săn cò nhưng ông không sờn lòng. 

Cũng coi cò như người bạn thân thiết, bao năm qua, ông Đặng Đình Quyển luôn nỗ lực bảo vệ đàn chim trời trước những kẻ đi săn. Ông chia sẻ: “Bình thường, nếu vườn yên tĩnh, cò đậu rụt đầu xuống. Khi cò ngỏng cổ, kêu dáo dác là có vấn đề. Chúng ngoảnh về hướng nào đích thị hướng đó có mối đe dọa hoặc điều khác lạ. Tôi phải tìm cách xử lý ngay đàn cò mới ổn định trở lại”. 

Bao quanh khu vườn rộng hơn 2ha, ông làm hàng rào dây thép gai; lối lên xuống, chòi canh để tiện cho việc quan sát, trông coi. Ông nói vui: “Kể từ ngày canh vườn cò, tôi ho nhiều hơn nói. Nhiều đêm tôi phải mắc võng trên chòi, khi biết có kẻ rình mò, tôi phải ho đánh tiếng cho chúng thấy động mà chùn tay”. 

Ông đã từng phải sứt đầu, mẻ trán khi chạm mặt “cò tặc”. Đó là buổi trưa một ngày tháng 6 vừa qua, khi đang kiểm tra vườn cò, ông phát hiện một thanh niên đang cầm súng hơi ngồi trong vườn. Thấy chủ vườn, người này tay lăm lăm khẩu súng tiến lại gần và tự xưng là công an TP Bắc Giang. Nghĩ là người tử tế, ông mời vào nhà nói chuyện, vậy mà vừa quay lưng thì đối tượng này bỏ chạy. Ông bị chống trả quyết liệt khi đuổi theo. Khẩu súng đập vào đầu bị chảy máu khiến ông phải đến trạm xá băng bó vết thương. 

Với ông Quyển, những chuyện mà ông gặp phải không hề hấn gì, dù có khó khăn, vất vả hơn nữa ông cũng quyết bảo vệ đàn cò. Chúng đã trở thành người bạn thân thiết, là nỗi nhớ mỗi khi ông đi xa. Có thời điểm cò bỏ vườn khoảng một tuần khiến ông mất ăn, mất ngủ. Thầy giáo già đã đi khắp nơi tìm chúng. Như hiểu nỗi lòng ông, đàn cò lại quay trở về sinh sôi nơi làng quê yên bình với những rặng cây xanh ngắt. 

Cùng với ông, chính quyền sở tại luôn chú trọng công tác bảo vệ đàn cò. Ông Ninh Đình Thuận, Trưởng Công an xã Đào Mỹ cho biết: “Ngoài thường xuyên tuyên truyền không săn bắn cò, chúng tôi còn vận động người dân kịp thời báo với cơ quan chức năng khi phát hiện đối tượng săn trộm. Từ đầu năm đến nay, công an xã đã thu giữ một số súng hơi, súng tự chế, đồng thời thông báo trong toàn xã về việc tự nguyện giao nộp súng”. Được biết, UBND xã Đào Mỹ đang đề nghị UBND huyện hỗ trợ khoảng 200 triệu đồng để trồng một số cây mới, làm tường rào quanh vườn cò này.

Trịnh Lan/Báo Bắc Giang

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !