Thảm họa phiên âm tiếng nước ngoài

Siêu sao Rô-nan-Đít-Nhô cùng diễn viên Sờ goác choác dơ gặp ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn khiến người đọc khó hiểu được tác phẩm đang nói về ai.
Thảm họa phiên âm tiếng nước ngoài - ảnh 1

Đúng nhưng chưa “trúng”

Có một nghịch lý là hầu hết các nhà ngôn ngữ luôn phàn nàn về việc teen đang làm “mất đi sự trong sáng của tiếng Việt” bằng những ký hiệu đặc biệt hay cách viết lai căng… Nhưng chính một số phương tiện truyền thông hay thậm chí là sách giáo khoa đang góp phần làm “phức tạp” tiếng Việt, nhất là với tên và danh từ riêng của nước ngoài khi được phiên âm và diễn giải.

Thảm họa phiên âm tiếng nước ngoài - ảnh 2

Nhiều năm trước, lối phiên âm theo từ Hán Việt được sử dụng khá rộng rãi, như thủ đô Seoul gọi là “Hán Thành”, Tokyo là “Đông Kinh” , hay “Hoa Thịnh Đốn” là tên phiên âm của ngài Washington…Tuy vậy, ngoại trừ một số người thuộc lớp trí thức cũ, lối dùng này rất ít phổ biến bởi mang nó khá nặng nề và không phù hợp với khẩu ngữ cũng như những tình huống hiện đại.

“Thảm họa” ngôn ngữ bây giờ không đến bằng những “sự cố” mà xuất phát bằng lối phiên âm không thống nhất và rất khó hiểu. Dễ thấy nhất là trên một số tờ báo khu vực phía bắc và cả sách giáo khoa.

Không khó để tìm thấy những tên gọi, những cụm từ “khó đỡ” nếu như không đọc và thấy…quen quen ở mọi lĩnh vực.

“Chức sắc” thì đơn cử như Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn (Somsak Kiatsuranont) hay cựu tổng thống Busơ (G.Bush)

Lạ mà quen với các siêu sao được nhiều người yêu mến như Zan Kô-le-ơ (Jan Koller), Michael Ballak được viết là Mi-xen Ba-lắc, hay trớ trêu thay cho danh thủ người Brazil, Rô-nan-Đít-Nhô (Ronaldinho)…

Tên của ngôi sao giải trí hàng đầu Arnold Schwarzenegger cũng được "Việt hóa" một cách xa lạ và tùy tiện thành Ác nôn Sờ goác choác dơ.

Thảm họa phiên âm tiếng nước ngoài - ảnh 3

Đến ngay cả sách giáo khoa là tài liệu chuẩn và mang tính định hướng nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn. Một phụ huynh ở Hà Nội băn khoăn “2 con tôi học chênh nhau một lớp nhưng rất hay cãi nhau vì cách phiên âm do sách viết ra. Đứa lớp 11 thì viết Ma-lai-xi-a trong khi đứa lớn hơn viết liền mạch và nguyên bản là Malaysia…”.

Anh T.P cũng ngán ngẩm khi đọc một đoạn trong sách ngữ văn lớp 11 như sau: “Uy-li-am Xếch-xpia (William Shakespeare) (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, ông sinh tại thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn (Stratford-upon-Avon) thuộc miền Tây Nam nước Anh”…

Có thể thấy sự trái khoáy này đến từ 3 nguyên nhân: không thống nhất trong cách viết, sự cứng nhắc trong việc “gìn giữ’ tiếng Việt và tâm lý ngại…người đọc không hiểu. Chính điều đó đã tạo nên một sự rối rắm và khó hiểu không cần thiết mà việc phiên âm mang lại.

Và như chính vị phụ huynh kia chia sẻ “Phiên âm kiểu này thì đúng nhưng chưa trúng”.

Lo ngại vì phiên âm “thảm họa”

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc có cần thiết dùng phiên âm hay không. Cấp tiến thì ủng hộ việc phá bỏ cách viết rối rắm này, bảo thủ hơn thì cứ mãi trung thành với luận điểm không pha tạp ngôn ngữ ngoại lai. Và mọi thứ có vẻ như vẫn chưa ngã ngũ khi thảm họa ấy vẫn cứ hiển hiện ngay cả trên những trang báo, dễ làm phát sinh nên những căn bệnh mới như “bệnh” hoa mắt vì chi chít những gạch nối không cần thiết, “bệnh” trẹo lưỡi vì phiên âm ôi thôi là khó đọc, thậm chí không phiên âm còn dễ nhìn hơn…

Thông thường, cách phát âm địa danh hay tên riêng còn tùy thuộc nhiều vào văn hóa và thổ âm của người bản địa. Vậy nên mới thấy người Ấn nói tiếng Anh theo kiểu lên cao mà không theo ngữ điệu chuẩn hay dân Philippines vẫn còn ảnh hưởng khá nặng tiếng mẹ đẻ của mình khi nói thứ tiếng thông dụng này.

Việc phiên âm mang lại thuận tiện cho những người không giỏi tiếng nước ngoài nhưng xem ra lại làm hạn chế khả năng học hỏi và nhạy bén với ngoại ngữ của giới trẻ. Phải chăng là nghịch lý khi học sinh lại viết và đọc từ nguyên gốc nhanh và dễ dàng hơn cả đọc phiên âm tiếng Việt.

Giữ hay bỏ phiên âm, phiên âm viết rời hay dùng gạch nối, chuẩn chung của sự việc gây tranh cãi này ra sao và đến khi nào thực hiện thì vẫn còn là một câu chuyện dài.

Khi các hot girl hút hồn khán giả nam của đài truyền hình còn phát âm theo 3 cách đọc Anh Pháp Việt trong cùng một địa chỉ thư điện tử “ban thời sự a còng vê-tê-vê chấm o-rờ gờ chấm vi-en” thì câu chuyện về “thảm họa” phiên âm vẫn chưa có hồi kết.

Và liệu việc học ngoại ngữ nói riêng và hội nhập nói chung có bị hạn chế không khi cứ mãi gắng gượng “thuần Việt” một cách không cần thiết như vậy?

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !