Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị

Ngày 28 Âm lịch Tết (tức 25/1), chợ phiên Cam Lộ (Quảng Trị) sầm uất nhộn nhịp người mua bán. Đây là ngôi chợ có bề dày 5 thế kỷ, đi vào lòng người với câu ca dao: “Năm ngày một buổi chợ phiên/ Không đi thì lỡ lời nguyền với em”.
Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 1

Chợ phiên Cam Lộ nằm ở huyện lỵ Cam Lộ (nay là huyện Cam Lộ), sát bên bờ sông Hiếu, từ Cửa Việt lên đây chỉ hơn 10km. Chợ phiên cũng nằm trên trục Đường 9, từ đây lên Lao Bảo - cửa khẩu biên giới Việt-Lào chỉ hơn 70km. Với vị trí thuận lợi, chợ phiên Cam Lộ đã ra đời rất sớm, ngay từ thế kỷ 16 đã trở thành một trung tâm giao thương sầm uất ở xứ Đàng Trong, chỉ sau Hội An.

Từ tờ mờ sáng khách đã đến họp chợ rất đông, có những người ở nơi xa đã chuẩn bị hàng hóa của mình thật chu đáo rồi mang đến chợ từ chiều hoặc đêm hôm trước.

Vốn là phiên chợ quê nhưng ở đây vẫn có đủ các loại hàng hóa và phong phú nhất vẫn là mặt hàng nông sản, những sản vật do người nông dân ở nhiều miền quê khác nhau một nắng hai sương làm ra như các loại rau, quả, gạo, nếp của vùng đồng bằng Cam Thanh, Cam Thủy, đến chè xanh, hồ tiêu của xứ Cùa đất đỏ hay những mặt hàng đan lát từ các làng nghề truyền thống. Cũng có nhiều mặt hàng được đưa về từ Hướng Hóa, Đakrông, hay từ tận Quảng Bình vào, Huế ra…

Chợ phiên Cam Lộ còn là nơi để người dân thăm thú chợ búa, ngắm kẻ bán người buôn, gặp gỡ bạn bè, trao đổi việc làm ăn, giá cả với nhau, tìm hiểu nét đẹp văn hóa của một phiên chợ quê. Cũng chính vì thế mà nhiều người còn ngẫu hứng đặt vè, hát đối đáp với nhau làm cho không gian văn hóa ở chợ thêm phong phú. 

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 2

Ngôi chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên (mùng 3, 8, 13, 18, 23, 28 Âm lịch)

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 3

Các mặt hàng ở đây rất phong phú: từ vàng, bạc đến mắm, muối, dưa, cà.... tất cả được trưng bày rất đẹp. Hàng Cau, hàng Trầu, hàng Nếp cho đến hàng Khoai... mỗi hàng có một góc riêng.

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 4

Nếu như người dân Bắc tự hào bởi câu ca “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa” hoặc “Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến”, thì người dân Cam Lộ cũng có lời nhắn nhủ thiết tha với mọi người “Muốn mua vui, đến chợ Phiên Cam Lộ”!

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 5

Trời cuối năm, mưa phùn nhè nhẹ kèm gió, các cụ già, người bán hàng phải mặc áo mưa nhưng gương mặt rạng rỡ, vui vẻ

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 6

Những buồng cau, trái cây to, tròn được người dân chọn, lựa trả giá

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 7

Chợ phiên Cam Lộ, từng là ngôi chợ sầm uất nhất Bắc Trung Bộ vào thế kỷ 17,18.Chuối-một đặc sản của Quảng Trị, ngày tết nhà nào cũng đặt cúng nải chuối trên bàn thờ ông bà nên có tết một nải chuối cả trăm ngàn đồng.

Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 8
Tết quê ở chợ phiên 500 năm, “độc đáo nhất” Quảng Trị - ảnh 9

Chợ phiên là nơi tụcủa người dân khắp nơi, người dân tộc thiểu số ở Đakrong, Hướng Hóa, Tà Ôi; họ ở trần, đóng khố, trên vai đeo gùi, bán lâm sản đủ loại: quế, sa nhân, ớt “mọi”, thuốc lá “nguồn”

Uyên Châu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !