Tết phòng bệnh cho trẻ nhỏ như nào?
Ảnh minh hoạ. |
Mệt mỏi vì nghỉ Tết là con ốm
Sắp đến Tết, chị Nguyễn Thị Nhi trú tại Hà Đông, Hà Nội lại than thở “chị sợ Tết”. Chị Nhi kể có hai cháu bé cách nahu gần 2 tuổi, cháu lớn lên 5, cháu bé lên 3 đến Tết cứ về quê là các cháu ốm. Tết năm ngoái, cả nhà chị phải lên Hà Nội sớm để đưa các bé đi khám vì bé nào cũng ho, sốt, bỏ ăn. Hai mùa Tết vừa qua, chị Nhi đều trong tình trạng mệt mỏi như thế nên chị thấy sợ Tết.
Chị Nhi tâm sự quê nội bé ở Nam Định, quê ngoại Hà Nam cách nhau không xa nhưng năm nào Tết gia đình cũng muốn về cả nội và ngoại và các cháu lại ốm.
Cũng giống tâm lý chị Nhi, chị Vũ Thu Hương – Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng khổ sở vì cứ dịp Tết về quê phải mang theo cả tủ thuốc về. Chị Hương kể bé trai thứ hai nhà chị năm nay hơn 2 tuổi và 2 cái Tết trước gia đình cũng vội vàng xuống Hà Nội nhanh để đưa đi khám.
Năm ngoái, cháu sốt cao kèm theo nôn, bỏ ăn, bỏ bú, li bì, tiêu chảy. Đến đêm mùng 3 gia đình phải mua vé tàu cho bé về Hà Nội và sáng sớm mùng 4 cho cháu vào Bệnh viện Nhi trung ương khám. Bác sĩ chẩn đoán viêm hô hấp trên kèm theo rối loạn tiêu hóa khiến bé bị đi ngoài.
Năm nay, chị Hương vẫn lo lắng những “bệnh du lịch” này lại ghé thăm mà đi làm cả năm có ngày Tết không về quê cũng không được.
Phòng bệnh như nào
Theo PGS Phạm Nhật An – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương Tết là thời điểm giao mùa, giao mùa có đặc điểm thời tiết thay đổi, thay đổi đột ngột kèm theo mưa, độ ẩm, chênh lệch ngày đêm, ảnh hưởng thích nghi của cơ thể. Trẻ em kém đề kháng hơn người lớn khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Tết lịch sinh hoạt thay đổi, bệnh hay gặp trong ngày Tết là bệnh hô hấp, thời tiết lạnh, độ ẩm thay đổi, bệnh hô hấp là hàng đầu, cuối đông bệnh do vi khuẩn, vi rút hay xảy ra, bệnh Sởi, cúm, ho gà, nhiễm hô hấp, các loại virut, vi khuẩn... hết sức lưu ý.
Các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đề kháng phải thích nghi với điều kiện thời tiết, nhịp sinh hoạt. Việc giữ gìn không được bảo đảm khiến bệnh dễ xảy ra. Dịp Tết dễ lây lan bệnh dịch như: bệnh hô hấp dễ lây lan do tiếp xúc với nhau. Mùa Tết là mùa ẩm nên việc chăm sóc không tốt nên bệnh da. Bệnh viêm kết mạc mùa Xuân chủ yếu là dịp này về căn nguyên do dị ứng nhiều yếu tố khác nhau: phấn hoa...Các yếu tố ngoại lai khác nữa.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Trung ương cho biết tết các cháu mải chơi, thay đổi thời tiết các cháu có thể dễ ốm, chẳng hạn cảm lạnh.
Khi bị cảm lạnh có thể uống nước gừng ấm. Gừng đập dập, pha với nước sôi cho thêm mật ong hoặc đường. Đối với cháu cháu có thể ko nên cho nhiều gừng quá, cay các cháu khó uống. Ngoài ra, trường hợp húng hắng ho có thể dùng quất hấp mật ong, hẹ hấp mật ong vào nồi cơm để giảm nhẹ. Cần chú ý chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, con sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong trường hợp trẻ đầy bụng, rối loạn tiêu hóa có thể làm bát cháo, súp cà rốt, trong cà rốt có các yếu tố thải độc, hút bớt chất độc vi khuẩn thải trong đường ruột hoặc chất độc các cháu ăn phải trong thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phảm, giảm tiêu chảy.
Để đề phòng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nên chọn thực phẩm an toàn cho bé. Tết thiếu thực phẩm tươi, để thực phẩm lưu cữu trong tủ lạnh khiến con ăn dễ bị ngộ độc.
Dịp Tết cha mẹ bận rộn hay bỏ bê việc chăm sóc con cái dẫn đến có trường hợp các cháu háu ăn dễ bị béo phì, có cháu lười ăn thì gày và giảm sức đề kháng. Cha mẹ cần hết sức chú ý chế độ ăn cho trẻ dịp Tết.
PGS Lâm nhấn mạnh dù có bận rộn ra sao thì cha mẹ cũng cần phải hướng đến sự cân bằng, 8 nhóm: tinh bột, chất đạm, trứng sữa, đậu đỗ, rau xanh: màu xanh, màu vàng, rau củ... Cha mẹ thường quên chất béo trong khẩu phần ăn. Cha mẹ cần hướng trẻ tăng cường vận động để trẻ ngon miệng hơn