Tết ăn uống và nỗi lo của bệnh nhân mỡ máu
Ảnh minh hoạ. |
Nỗi lo mang tên mỡ máu
Những ngày tết, giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi bị đảo lộn, thói quen vận động cũng không được duy trì; lượng bia rượu tăng đột biến, làm cho chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, dẫn đến tình trạng sức khỏe bị giảm sút.
Nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, mỡ máu, thừa cân béo phì, cao huyết áp,… được duy trì ổn định trong năm thì nay bùng phát trở lại, gây những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe.
Theo PGS Phạm Mạnh Hùng – Viện Tim mạch Quốc gia, rối loạn lipid máu (tăng nhiều cholesterol trong máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch.
Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, rối loạn lipid hoàn toàn có thể khống chế được. Để điều trị rối loạn lipid máu là một quá trình liên tục, suốt đời với mục tiêu cao cả là ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch.
Những yếu tố có thể thay đổi được mà có ảnh hưởng mạnh đến rối loạn lipid máu của bạn đã được chứng minh rõ là: chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục, phơi nhiễm (hút) thuốc lá… Do vậy, bạn cần tuân thủ:Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý, tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu…
Các thức ăn nào làm tăng LDL – Cholesterol?
Chất béo bão hòa (no): thường ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật.
Chất béo không bão hòa dạng trans (TFA hay trans – fatty acids): Chất mỡ không bão hòa thường tốt hơn cho cơ thể, nhưng có hai dạng theo cấu trúc hóa học là dạng cis và trans.
Tuy vậy, dạng trans có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, chất béo sẽ bị hydro hóa và thường gặp trong quá trình chiên, rán, margarine. Chất này có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán… TFA cũng được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol máu.
Thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…
Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa. Các chất này thấy nhiều trong cá, hạt, củ và dầu thực vật. Một vài ví dụ các thức ăn chứa nhiều loại này là: cá hồi, cá chích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô… Loại chất béo không bão hòa này có lợi cho cơ thể khi bạn dùng chúng thay vì dùng loại mỡ bão hòa. Giữ một thành phần trong bữa ăn với chất béo loại này chiếm khoảng 25 – 35% là hợp lí.
Ăn gì, kiêng gì?
Chính vì thế, với những người bị mỡ máu, ngày Tết vẫn nên tuân thủ chế độ ăn như sau:
Thứ nhất hạn chế mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ, sữa béo (nguyên kem), lòng đỏ trứng, bơ, format béo và các đồ ăn chế biến từ chúng, thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp), bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa, phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…), các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami…dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân.., các bơ thực vật, các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền)…chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa TFA.
Nên ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày) như: Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…), uống sữa không béo, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần, đậu và đậu Hà lan, các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần), dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng