Tàu hải quân Trung Quốc mắc cạn quay về nước
Tàu hải quân Trung Quốc mắc cạn quay về nước
Nghi vấn về tàu "Giang hồ" Trung Quốc mắc cạn ở biển Đông
Philippines điều tàu theo dõi tàu Trung Quốc mắc kẹt ở Biển Đông
Tàu hải quân Trung Quốc mắc cạn tại biển Đông
Tàu Trung Quốc mắc cạn tại bãi cạn Trăng Khuyết gần Philippines đã thoát cạn và quay về nước. |
Biển Đông có khả năng sẽ trở thành điểm nóng quân sự lớn nhất châu Á do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên phần lớn vùng biển này, tranh chấp với Việt Nam, Philippines và 3 quốc gia khác để giành lấy nguồn tài nguyên dầu mỏ trữ lượng khổng lồ ở đây.
Tổng cộng có 6 quốc gia tham gia cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đây đã trở thành vấn đề trung tâm tại Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN diễn ra vào tuần trước. Lần đầu tiên sau 45 năm, Hội nghị ASEAN đã kết thúc mà các thành viên không đưa ra được tuyên bố chung.
Hôm thứ Sáu tuần trước, hải quân Trung Quốc cho biết các tàu của hải quân nước này đã mắc cạn tại bãi cạn Trăng Khuyết cách hòn đảo Palawan ở phía Tây Philippines 90 hải lý (170 km) khiến Philippines phải điều 2 tàu và 1 máy bay trinh sát đến giám sát khu vực này.
Bắc Kinh tuyên bố tàu của mình đang thực hiện một cuộc tuần tra như thường lệ.
“Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 15/7, với sự giúp đỡ của đội cứu hộ, con tàu chiến nhỏ mắc cạn ở vùng biển gần bãi cạn Trăng Khuyết đã thoát cạn thành công”, Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.
Bộ quốc phòng Philippines xác nhận con tàu bị mắc cạn và khoảng 6 con tàu khác của Trung Quốc có mặt tại khu vực trên đã rời đi.
Manila tuyên bố bãi cạn Trăng Khuyết nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines được luật quốc tế công nhận.
“Vụ việc xảy ra ở bãi cạn Hasa-Hasa (Trăng Khuyết) làm chúng tôi lo ngại. Tôi nghĩ sự việc xảy ra chỉ là một vụ tai nạn nhưng chúng tôi không muốn chứng kiến tai nạn đó lại xảy ra nữa bởi vì nó có thể sẽ khơi mào sự việc mà tất cả các nước tuyên bố chủ quyền không mong muốn”, Rommel Banlaoii, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu hòa bình, bạo lực và khủng bố Philippines, nhận xét.
Các quan chức quốc phòng Philippines cho biết họ cảm thấy lo ngại vì Trung Quốc đang tiến “từ từ” vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông, một hành động vi phạm bộ qui tắc ứng xử trên biển chưa chính thức mà các bên đạt được ở Campuchia năm 2002.
Hai quốc gia đã đối đầu nhau vài lần tại các vùng biển tranh chấp và hồi tháng 4 năm này, hai bên đã vướng vào cuộc chạm trán về bãi cạn Scarborough cách bãi cạn Trăng Khuyết 500km về phía bắc.
Năm ngoái, Philippines đã phải điều máy bay và tàu đến Bãi Cỏ Rong sau khi tàu của hải quân Trung Quốc đe dọa đâm chìm tàu khảo sát của Philippines.
Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố bắt đầu các cuộc tuần tra “sẵn sàng chiến đấu” tại vùng biển mà nước này tuyên bố thuộc quyền kiểm soát của mình.
Tại Hội nghị ASEAN diễn ra tuần trước, Campuchia đã đứng về phía Trung Quốc và ngăn hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đưa ra tuyên bố chung mà chủ đề chính của năm nay là về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
Lê Dung