Tạp chí Thế giới mới ra số cuối cùng: Bài học làm báo

Ngày 11.11 tới đây, Tạp chí Thế Giới Mới- một ấn phẩm báo chí đã gắn bó với độc giả hơn 20 năm qua sẽ ra số cuối cùng và buộc phải đình bản vì những khó khăn về tài chính.
Với những người yêu mến tạp chí này - và rộng hơn là với báo chí, đây là một nỗi buồn...

Thời hoàng kim đã qua

Với những độc giả thuộc thế hệ 7x trở về trước, 2 tạp chí khổ nhỏ là Thế Giới Mới (TGM) và Kiến Thức Ngày Nay đã từng là những món ăn tinh thần không thể thiếu trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000. 
Tạp chí Thế giới mới ra số cuối cùng: Bài học làm báo - ảnh 1
Nhiều độc giả còn say mê 2 tạp chí này tới mức trước khi ra nước ngoài công tác, còn đi săn tìm và mua lại để đem theo vì khổ nhỏ tiện dụng và những nội dung kiến thức không bị lạc hậu. Bởi vậy, trước thông tin do ông Ngô Trần Ái - Giám đốc NXB Giáo dục (đơn vị chủ quản của tạp chí) đưa ra rằng ngày 11.11 tới đây, TGM sẽ ra ấn phẩm cuối cùng để rồi chính thức có quyết định đình bản và giải thể, đã làm không ít người nuối tiếc. 

Chia sẻ với phóng viên vào chiều 7.11, nhà báo Trọng Thanh- Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung của Tạp chí TGM cho biết: “Là người gắn bó với TGM từ vị trí biên tập viên, rồi thư ký tòa soạn và Phó Tổng Biên tập suốt từ năm 1992 đến nay, tôi rất buồn khi tờ tạp chí mình đã dành tâm huyết của hơn 2 thập kỷ đến thời điểm phải đình bản. Đây là một điều không ai mong muốn”. 

Theo ông Thanh, TGM đã từng có một thời hoàng kim trong làng báo, ngay số đầu tiên ra mắt vào năm 1990, 12.000 bản tạp chí đã bán hết veo, bởi thế Ban biên tập đã quyết định từ số thứ 2 sẽ tăng kỳ từ nguyệt san lên thành bán nguyệt san. Rồi từ đó, TGM tăng lên 10 ngày/ấn phẩm với đỉnh cao là 70.000 bản/kỳ, và trở thành tạp chí xuất bản theo tuần. Chính nhờ có thương hiệu và uy tín, TGM đã thu hút được một lực lượng cộng tác viên tên tuổi như nhà báo Hữu Thọ, cố GS - TS - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, các nhà thơ Đỗ Trung Quân, Trần Đăng Khoa, Sương Nguyệt Minh… và nhiều cây bút tên tuổi tham gia cộng tác.

Hồi đó êkíp những người làm TGM đều là những tên tuổi đầy cá tính trong làng báo như Tổng Biên tập Lê Khắc Hoan, các nhà báo như Đỗ Quốc Anh, Lê Khắc Hân, Nguyễn Vũ Tiến… 

Họ đã chung tay để làm nên một ấn phẩm uy tín trong làng báo giáo dục. Các chuyên mục nổi tiếng như “Chuyện đời”, “Nhìn lại lịch sử”, “Phóng sự khoa học”… đều thu hút được bạn đọc và cộng tác viên thân thiết. Đặc biệt, những cuộc thi dành cho bạn đọc như “Truyện ngắn dưới 150 âm tiết” của TGM đã từng làm nên một hiện tượng thú vị trong đời sống văn nghệ. 

Tuy nhiên, TGM đã không giữ mãi được phong độ đỉnh cao của mình, đặc biệt, theo nhận xét của nhiều độc giả, từ khi tạp chí này đổi từ khổ A5 sang khổ A4 vào tháng 4.2009 thì lượng bạn đọc gắn bó đã giảm sút rất nhiều và phát hành của báo rơi vào chu kỳ đi xuống. TGM đã đánh mất lợi thế là một ấn phẩm nhỏ gọn, dễ lưu trữ và buộc mình phải cạnh tranh thị trường với hàng trăm các ấn phẩm khổ A4 khác. 

Bài học để xem lại mình

Nhà báo lão thành Hữu Thọ- một cộng tác viên thân thiết của TGM từ ngày đầu- khi tạp chí này còn là một ấn phẩm phụ của Báo Người Giáo Viên Nhân Dân (tiền thân của Báo Giáo Dục Thời Đại hiện nay) chia sẻ với phóng viên NTNN: “Nghe tin TGM buộc phải đình bản, tôi cảm thấy rất buồn, vì đó là nơi tôi đã cộng tác trong nhiều năm. Thực ra có một thời, TGM không chỉ có tác động tốt đến đội ngũ giáo viên mà còn đến toàn xã hội vì đã thu hút được những cộng tác viên giỏi, bám sát đề tài xã hội. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, tôi nghĩ TGM không nên chỉ đổ lỗi cho lý do kinh tế mà nên có sự nhìn nhận khách quan công bằng hơn”. 

Theo thông tin từ Ban biên tập Tạp chí TGM, hiện nay số lượng cán bộ, nhân viên đang công tác tại tạp chí còn khoảng 20 người. Tạp chí đã trả tiền bảo hiểm đến hết tháng 9.2013, trả lương đến hết tháng 7.2013, riêng một số người thật sự khó khăn thì đã được nhận lương hết tháng 8 hoặc tháng 9. 

Theo nhà báo Hữu Thọ, mấy năm gần đây, đời sống xã hội có nhiều biến động, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, xuất hiện nhiều ý kiến phản biện rất khác nhau về cải cách giáo dục nhưng ông không thấy điều này được thể hiện trên TGM. 

“Tôi cũng nghĩ là có cái khó khăn chung của hệ thống báo in, nhưng nếu thế thì những tờ báo hàng ngày sẽ có nhiều khó khăn hơn là các loại báo tuần, tạp chí. Bởi vậy, trường hợp của TGM theo tôi để dẫn đến tình trạng như hiện nay cũng là do tính chiến đấu và sức phản biện xã hội trên tạp chí này bị giảm sút. 

Và đó là bài học chung cho những người làm báo, một khi anh không đáp ứng được nhu cầu của độc giả, anh phải tự đào thải mình thôi. Ở thời điểm sự nghiệp giáo dục đang có nhiều đổi thay như hiện nay, một tờ tạp chí uy tín của ngành bị đình bản là một điều đáng tiếc”.

Trao đổi với báo chí, nhà báo Vĩnh Thắng- Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí TGM cho biết: “Năm 2008, Thứ trưởng Bộ GDĐT đã ký quyết định chuyển Tạp chí TGM về thuộc NXB Giáo dục hoạt động theo mô hình “đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc”. Từ đây, TGM bị cuốn vào những sai lầm của pháp lý, của mô hình hoạt động và bị hạ thấp vị thế cũng như kém hiệu quả hơn trong hoạt động”. 

Ông Thắng cho biết ông về công tác tại TGM từ ngày 2.2.2010, được bổ nhiệm thay Tổng Biên tập Nguyễn Xuân Đức phụ trách tạp chí từ 19.4.2011 đến nay, ông và tập thể đã nhiều lần kiến nghị với bộ chủ quản và NXB Giáo dục nhưng không được giải quyết triệt để nên cuối cùng bị ép đồng ý giải thể cũng là điều tất yếu.

Nguồn Dân việt

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !