Táo Quân 2014: Đem cái chết ra để mua nụ cười?

Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
Táo Quân 2014: Đem cái chết ra để mua nụ cười? - ảnh 1

Châm biếm ngành Y tế: Nên và không nên

Xã hội loài người ngày càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều xu hướng nhân cách khác nhau. Đối với mỗi xu hướng, phản ứng của họ trước cái ác là khác nhau. Có những người lên án mạnh mẽ, quyết liệt đến mức tiêu cực, có những người ôn hòa không màng tới sự đời xoay vần xung quanh. Tuy nhiên đa phần những người khôn ngoan và hiểu biết sẽ có một cách phản ứng khác: họ điềm tĩnh hơn để xem xét vấn đề và đưa ra các giải pháp khắc phục, đồng thời không để cảm xúc xen vào các phán quyết.

Những thất bại điều trị trong ngành Y có được coi là tội ác?

Câu trả lời ngay lập tức là KHÔNG. Thất bại điều trị trong ngành Y không phải là chuyện hiếm gặp mà trên thực tế nó vẫn diễn ra hàng ngày. Vì sao lại có những sai sót đó? Kiến thức của con người là hữu hạn song kiến thức của ngành Y thực sự là vô hạn. Nếu khách quan mà nhìn nhận thì ngành Y đang đảm nhận một vai trò rất to lớn, đó là trở thành đối thủ của Diêm vương.

Trong cuộc sống xã hội hiện tại có đến hàng trăm ngàn lý do gây ra cái chết và chỉ đến khi người ta đứng giữa vạch ranh giới giữa một bên là Diêm Vương, một bên là gia đình, người ta mới cần đến Bác sỹ, điều dưỡng. Để có thể tìm đúng sợi dây đang buộc vào người bệnh và bị kéo đi bởi Diêm vương thì Bác sỹ cần phải học cách tìm đúng nó trong hàng trăm ngàn lý do có thể dẫn đến tử vong. Đối diện với hàng ngàn phản ứng hóa học diễn ra ở cùng một thời điểm, đòi hỏi người Bác sỹ phải có đủ kiến thức để đưa ra phương án điều trị tối ưu cho người bệnh. Với tất cả những phương pháp chẩn đoán hiện có của Y học, chắc chắn rằng không thể xác định chính xác 100% những gì đang diễn ra trong cơ thể con người.

Vì sao lại có những sai sót chuyên môn trong ngành Y?

“Sai sót chuyên môn” khác với “thất bại điều trị” ở điểm: dù khả năng thành công cao hơn nhiều so với khả năng thất bại thì do yếu tố chủ quan của nhân viên Y tế mà dẫn đến sai sót, từ đó đảo ngược kết quả điều trị. “Sai sót chuyên môn” có rất nhiều hình thức và đôi khi chỉ được phát hiện ra khi có một hậu quả nặng nề. “Sai sót chuyên môn” trong ngành Y có một số nguyên nhân thường gặp sau đây:

Do thiếu kiến thức chuyên môn: Ngành Y của chúng ta đang quá tải dạng hình hai kim tự tháp ngược chiều nhau: hệ thống Y tế tuyến dưới rộng lớn nhưng không nhiều người bệnh, trong khi hệ thống Y tế tuyến trên nhỏ hẹp lại phải xử trí phần lớn người bệnh. Vấn đề này một phần nguyên nhân do Y tế tuyến dưới đặc biệt từ huyện trở xuống thường bị thiếu đào tạo liên tục, các chương trình bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế đang dần khắc phục vấn đề này, tuy nhiên để lấy lại lòng tin của người dân cần một thời gian dài nữa. Trong khi đó, sự thiếu hụt cập nhật kiến thức chuyên môn của Y tế tuyến dưới chắc chắn vẫn còn tồn tại.

Do áp lực công việc: mặc dù người cán bộ Y tế đó đã có kiến thức, đã chuyên tâm, song do họ phải làm việc với một cường độ quá cao dẫn đến sự căng cứng thần kinh (gọi là hiện tượng mỏi synap). Ở thời điểm này, ngay cả những phản xạ tự bảo vệ mình của người Bác sỹ cũng sẽ bị ức chế chứ không riêng gì các phản xạ bảo vệ người bệnh. Thực tế đã có một số trường hợp sinh viên Y khoa, Bác sỹ sau đêm trực đã tử vong vì tai nạn giao thông buổi sáng ngày hôm sau bởi họ không còn đủ tỉnh táo nữa. 

Trong ít nhất 10 năm tính từ lúc bắt đầu bước chân vào trường đại học Y khoa, một người cứ trung bình 7 ngày sẽ có một đêm không ngủ để đi trực, còn các ngày khác chỉ được ngủ 5-6 giờ/ngày. Sau mỗi ngày trực có người được nghỉ trực để ngủ bù, có người không được nghỉ mà phải làm việc tiếp đến chiều. Giai đoạn căng thẳng có thể theo nhịp độ cứ 3 ngày thường có 1 ngày trực. Mỗi buổi trực viện nếu như Bác sỹ không chuẩn bị một sức khỏe tốt thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đó là quyết định sai trong chuyên môn. Tình huống này có thể gặp ở các tuyến trên với tình trạng quá tải hiện tại.

Do chủ quan: mặc dù người cán bộ Y tế đó đã được trang bị kiến thức đúng rồi nhưng do thái độ chủ quan mà dẫn đến sai sót. Sự chủ quan này cũng có nhiều nguyên nhân sâu hơn: có thể do bản thân người cán bộ Y tế đó không đủ yêu thương và Y đức để hành nghề chuyên tâm, hoặc do họ chưa bao giờ chứng kiến những hậu quả nặng nề của sự chủ quan khi hành nghề, bởi những gì họ được học trước đó đều chỉ là lý thuyết. Kiểu sai sót này có thể có ở mọi tuyến của ngành Y tế.

Do chuộc lợi: một số trường hợp sai sót chuyên môn xảy ra xuất phát từ động cơ chuộc lợi cho cá nhân, hay một nhóm người nào đó. Sự chuộc lợi này nhắm tới lợi ích kinh tế mà không nhắm tới lợi ích sức khỏe của người bệnh. Sự chuộc lợi này có nguồn gốc từ nhu cầu làm giàu thêm cho cá nhân hoặc cho nhóm người đó. Với tất cả những đảo lộn của cuộc sống và nền kinh tế hiện tại thì hiện nay mong muốn kiếm tiền “bằng mọi giá” đã bắt đầu xuất hiện trong ngành Y.

Nguồn Sức khỏe và Đời sống

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !