Tân sinh viên than vãn '6 triệu/ tháng không đủ tiêu', dân mạng đã không thương còn 'ném đá'!

Bài toán chi tiêu luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều sinh viên trọ học xa nhà.

Đối với các tân sinh viên trọ học xa nhà, ngoài vấn đề trường lớp, học tập thì việc chi tiêu như thế nào cũng là bài toán nan giải. Tiền nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền xăng xe… đủ thứ tiền khiến các bạn phải cân nhắc chi tiêu.

Mới đây, trên mạng xã hội có chia sẻ bài than phiền của một tân sinh viên về vấn đề chi tiêu khi xa nhà. Theo đó, một tháng trọ học trên thành phố khiến bạn cảm thấy “sốc” với đủ thứ tiền phải chi tiêu trong khi bố mẹ chỉ cho một khoản cố định.  Tân sinh viên này bèn lên mạng xin bí quyết chi tiêu của các anh chị đi trước, nhưng kết quả là nhận về vô số chỉ trích từ cộng đồng mạng. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ

Nguyên văn câu chuyện như sau:

“1 tháng bao nhiêu cho đủ?

Có anh chị nào mới lên đại học mà thấy sốc như em không, thật ra em chưa phải học trực tiếp trên trường, chỉ học online thôi nhưng mấy tháng vừa qua, chi phí ăn tiêu của em như này ạ:

Tiền trọ: 1,5 triệu đồng.

Tiền điện, nước, mạng: khoảng 250 - 300 nghìn đồng. 

Tiền ăn: Sáng em ăn trung bình khoảng 20 nghìn đồng, có hôm ăn ít thì là xôi, bánh bao nhưng có hôm ăn bát phở, bát bún là 30 nghìn đồng. Em không nhịn ăn sáng, nhịn ăn sáng xong buổi sáng rất mệt… nên trung bình sáng mất 20 nghìn đồng, trưa thì ăn cơm cũng tầm 20 đến 30 nghìn đồng, trung bình là 25 nghìn đồng, tối cũng vậy. Tiền ăn 1 ngày khoảng 70 nghìn đồng, 1 tháng khoảng 2 triệu đồng. 

Tiền xăng xe, 1 tuần 1 bình, 1 bình khoảng 80 nghìn đồng, 1 tháng là 300 đến 350 ngàn đồng. 

Tiền điện thoại 1 tháng trung bình 100 nghìn đồng (gồm cả nghe gọi và 4G).

Như vậy, riêng 1 tháng em đã mất 4,1 triệu đồng.

Chưa kể những tiền chi tiêu ăn lặt vặt linh tinh, tháng nào em cũng đi bay tầm 6 triệu đồng. Em liệt kê mà mẹ em không tin, còn phải mang hóa đơn về. Thật sự mọi người xem em có hoang phí chỗ nào đâu?

Thật sự nếu không nhịn ăn, hoặc ở phòng trọ gọi là thiếu thốn một chút thì làm sao mọi người có thể tiêu ở Hà Nội với khoảng 2 đến 3 triệu được nhỉ, hay em như thế là hoang ạ, em còn chưa kể tiền học, tiền mua đồ quần áo còn nhiều nữa. Vậy mà ngày xưa anh chị bảo lên đại học tiêu một tháng có 2 - 3 triệu đồng thôi. Cho em xin bí quyết với!”.

Ngay khi bài viết này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận về sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Thay vì dành sự đồng cảm, thấu hiểu cho nỗi lo của tân sinh viên, đa số dân mạng đều bày tỏ sự bức xúc, "ném đá" thẳng thừng với sinh viên này. 

Một số bình luận nổi bật của cộng đồng mạng:

- Đừng có ở đó mà than, muốn tiêu nhiều thì đi tìm việc làm rồi chi tiêu. Khi mình chưa kiếm ra được tiền thì mình đang bám víu lấy đồng lương ít ỏi của cha mẹ. Thế nên, bớt than thở và nên biết ơn với mồ hôi công sức của cha mẹ đi.

- Bạn có biết đi làm thêm không? Có biết tiết kiệm không? Không biết nữa thì có hỏi trên này cũng chỉ để hỏi mà thôi!

- Học online thì đi xe làm gì? Tự nấu cơm mà ăn, ăn cơm rang và quả trứng hết 5 nghìn đồng thôi, ăn mì tôm, ăn bánh mì... Dùng mạng rồi thì gọi điện thoại qua zalo chứ dùng 4G làm gì nữa!

- Sinh viên thì tiết kiệm thôi em. Muốn thoải mái thì biết cái gọi là "làm thêm" không?

- Học online thì về nhà mà học, sao lại cần thuê trọ học online? Tiền ăn 1 tháng của em bằng 1/3 tiền ăn cả tháng 5 người nhà chị luôn rồi đó. Dịch học online mà lượn đâu tuần hết 1 bình xăng?

Thực tế, việc chi tiêu của sinh viên còn phụ thuộc vào điều kiện gia đình và mức sống của mỗi người. Song, mỗi chúng ta cũng nên học cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, khoa học để tránh tình trạng đầu tháng ăn sang, cuối tháng ăn mì tôm nhé!

Kinh nghiệm 'xương máu' tìm nhà trọ cho sinh viên năm nhất

Kinh nghiệm 'xương máu' tìm nhà trọ cho sinh viên năm nhất

Dưới đây là những kinh nghiệm tìm nhà trọ của các sinh viên gửi tới các bạn năm nhất, mong các bạn không rơi vào tình cảnh "bỏ của chạy lấy người".

Bạch Dương

Vạch trần 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng

Bộ Công an cho biết, có 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, thanh niên...

Vũ Thu Phương mắc sai lầm nghiêm trọng, phải xin lỗi thí sinh The Face

Vũ Thu Phương xin lỗi thí sinh vì hiểu sai đề bài, Minh Triệu, Kỳ Duyên loại cùng lúc 2 'ngựa chiến' trong tập 5 The Face Vietnam.

Cảnh báo nạn lừa đảo "bán lỗ" vé online buổi biểu diễn BlackPink

Lợi dụng tâm lý hâm mộ thần tượng, nhiều kẻ lừa đảo đang tìm cách bán giả vé xem buổi biểu diễn của nhóm nhạc BlackPink trên các trang mạng xã hội.

Lý do ngày càng nhiều người tham gia lớp học 'dạy cười'

Nhật Bản - Việc đeo khẩu trang kéo dài suốt đợt dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến khả năng mỉm cười, vì vậy, nhiều người Nhật lựa chọn tham gia các lớp học dạy cách vận động và thư giãn các cơ mặt để tạo nụ cười đẹp.

Phương Mỹ Chi gây tranh cãi khi làm cố vấn show hẹn hò

Xuất hiện trong tập 8 ‘Người ấy là ai’, Phương Mỹ Chi khiến khán giả thắc mắc khi ngồi vị trí cố vấn tình cảm.

9X được cộng đồng mạng tìm kiếm vì đẹp trai, nửa đêm giúp đỡ người bị nạn

Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của chàng trai 9X giúp đỡ nạn nhân bị tai nạn xe máy đêm 3/6 tại Hà Nội đang được lan tỏa trên mạng xã hội.

Bức ảnh tốt nghiệp thần thái tự tin ngút ngàn của bé mẫu giáo gây sốt

MỸ- Bé gái 6 tuổi gây sốt mạng xã hội sau khi bức ảnh chụp trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non lan truyền. Hình ảnh cô bé đĩnh đạc, tự tin ngút ngàn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

TikTok lại lan truyền nội dung độc hại xúc phạm nhân vật lịch sử

Bài thơ chú bé loắt choắt đã bị xúc phạm nghiêm trọng qua bài rap trên TikTok, đang lan truyền chóng mặt trong những ngày qua.

Vụ Lệ Hằng bị bắt: Có nghệ sĩ không đủ bản lĩnh trước hào quang bất ngờ

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ không khỏi xót xa khi biết nữ diễn viên Lệ Hằng trong phim "Xin hãy tin em" bị bắt vì ma tuý.

Phim chiếu mạng tràn lan cảnh nóng, bạo lực, quản thế nào?

Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.

Đang cập nhật dữ liệu !