Tận cùng khổ nhục của người vượt biên sang Trung Quốc làm thuê

Đa số người vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê không biết mình làm thuê cho ai, không biết mình làm việc ở đâu. Rất nhiều người trong số họ bị “quỵt” tiền công trắng trợn, phải chịu cảnh đói, khát…
Tả tơi lúc trở về

Một ngày giữa tháng 6/2013, đúng lúc vụ cấy vào giai đoạn khẩn trương nhất, chúng tôi về Si Ma Cai. Trên cánh đồng, anh Lèng Văn Chinh, dân tộc Nùng, sinh năm 1969 ở thôn Đội 1, xã Nàn Sán đang cùng mấy anh em họ hàng cuốc bờ, làm ruộng. Nhớ lại hơn 3 tháng sang Trung Quốc làm thuê, mắt anh nông dân to khoẻ này lại đỏ hoe…

Tận cùng khổ nhục của người vượt biên sang Trung Quốc làm thuê - ảnh 1
Từ trái qua phải: Thào Seo Nhà, Hoàng Seo Hồ và Giàng Seo Sán thường xuyên đem bài học nhớ đời của mình kể cho mọi người nghe.

Tiếng Kinh không sõi, anh kể rằng một người chú họ ở Xín Mần (Hà Giang) bảo sang Trung Quốc làm thuê với tiền công 60 nhân dân tệ/ngày. Xuôi tai, tháng Tư âm lịch năm 2012, anh để vợ và 3 con ở nhà, bắt đầu cuộc hành trình mà không biết rằng có lẽ sẽ là những ngày đen tối nhất cuộc đời mình.

Từ Nàn Sán, anh và 2 người cùng xã đi xe ca về Lùng Phình (Bắc Hà), rồi lên xe máy do ông chú cử sang đón về Xín Mần. Từ đây, 3 nông dân Nàn Sán cùng 11 người ở Sín Mần lên ô tô đi tiếp. 21h, cả đoàn đến biên giới, vượt biên và ông chú bàn giao tất cả 14 người cho 2 người Trung Quốc. Sau 3 ngày nghỉ tại khu vực biên giới phía Trung Quốc, sang ngày thứ tư, cả đoàn lên đường vào sâu nội địa Trung Quốc, thêm 3 ngày, 3 đêm, ước tính khoảng 2.000 cây số mới tới nơi và bắt tay ngay vào làm việc.

Kể lại chuyến đi đó, anh Chinh không biết mình vượt biên sang Trung Quốc ở chỗ nào, đi qua những đâu, không biết mặt ông chủ mà chỉ biết “cai” quản lý mình hàng ngày và nơi mình làm thuê có tên là “Chiêu Lùng” hay “Chiu Lùng” gì đó thuộc tỉnh Quảng Đông.

14 người được chia làm 2 tốp phát nương trồng bạch đàn. Làm việc quần quật từ sáng đến tối, công việc nặng nhọc quá, nên nhiều người, trong đó có anh Chinh đòi về, nhưng “cai” bảo chưa xong việc nên chưa cho về. Chừng 3 tháng sau, ngày càng có nhiều người khóc lóc đòi về, “cai” đành phải cho anh Chinh và 3 người nữa (đều là người ở Hà Giang) về trước.

“Cai” và 4 người lên ô tô đi hơn 1 ngày, khoảng 21h đêm thì cả đoàn xuống xe. Mắt trước mắt sau, “cai” lặn mất tăm, bỏ mặc 4 người bơ vơ. Anh Chinh hỏi thăm thì được biết đấy là châu Văn Sơn (Trung Quốc). Lạ lẫm nơi đất khách quê người, tiền không có một xu, cả đoàn cứ nhằm hướng Nam mà đi, lại bị lạc đường, mất 5 ngày đi bộ, vừa đi vừa hỏi đường, vừa xin ăn, xin uống, 4 người mới về đến nhà “ông chú” ở Xín Mần.

Thật không may, “ông chú” đi “công cán” Hà Nội không có nhà, anh Chinh phải gọi điện cho người nhà từ Si Ma Cai sang đón, không kịp để ý 3 người đồng hành “bất đắc dĩ” cũng như hỏi thăm số phận 2 người đồng hương đang phiêu bạt phương trời nào nữa.

Hơn 3 tháng xa nhà, giờ trở lại với bộ dạng tả tơi, gặp lại vợ con, họ hàng, bà con thôn mà mừng mừng tủi tủi. Cầm 2 chiếc áo mà đồng chí Thền Dung Phù, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ Si Ma Cai cho, anh Chinh nghẹn ngào không nói nên lời…

Ngồi bên bờ ruộng, Lèng Văn Chinh đăm chiêu: Mình dại thật, may mà vẫn về nhà lành lặn! Nhắc đến 2 người ở Nàn Sán đi cùng chuyến đó, mặt anh dãn ra: “Chúng nó về sau 1 tháng. Làm xong chỗ cũ cũng chẳng được đồng tiền công nào, hai đứa bị bán cho chủ khác. Làm hết ngày là chúng nó đòi tiền luôn, nếu không trả thì hôm sau nhất định không đi làm, khi đủ tiền tàu xe là chúng nó về quê luôn”. Lèng Văn Chinh bảo: Không sang đấy làm nữa đâu, sợ lắm rồi!

Vậy là anh Chinh sẽ hài lòng với “3 cân giống” (tương đương khoảng 3 sào ruộng lúa nước), để hàng ngày vui vầy cùng gia đình, bà con thôn và quan trọng hơn là chăm lo cho 3 đứa con học tập nên người…

Tận cùng khổ nhục của người vượt biên sang Trung Quốc làm thuê - ảnh 2
Từ nay, anh Lèng Văn Chinh sẽ hài lòng với việc ruộng, nương.

“Lúc đi trăng tròn, khi về trăng khuyết”

Không biết tính ngày tháng, anh Hoàng Seo Hồ, sinh năm 1983, dân tộc Mông ở thôn Hoà Sử Pan, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai đêm nào cũng “ngó” trăng để đếm ngày mình làm thuê bên Trung Quốc. Cong ngón tay, anh tả: “Lúc mình đi thì trăng tròn, sau một lần trăng tròn nữa, khi mình về đến nhà thì trăng còn thế này!”. Thì ra, anh đi làm thuê chỉ hơn 1 tháng (từ lúc trăng tròn tháng trước đến trăng khuyết tháng sau).

Sán Chải là 1 trong 3 xã biên giới của huyện Si Ma Cai. Trước khi vào sâu nội địa Trung Quốc, anh Hồ và một số người ở Sán Chải vẫn sang Trung Quốc làm thuê, nhưng chỉ làm gần biên giới, làm vài ngày lại về, khi rảnh lại sang làm thuê. Sau có người ở xã Cán Cấu (cùng huyện) rủ vào sâu nội địa làm thuê sẽ được tiền công cao hơn. Bùi tai nên anh Hồ đồng ý và rủ em vợ là Giàng Seo Sáng, sinh năm 1990, đi cùng. 

Sau khi ăn Tết Canh Dần 2010, đoàn của anh Hồ gồm 12 người (4 người ở xã Sán Chải; 1 người ở xã Cán Cấu và 7 người ở Hà Giang) vượt biên trái phép sang Trung Quốc tại khu vực thôn Lù Dì Sán, xã Sán Chải (ngã 3 sông Trắng). Sang bên kia biên giới, cả đoàn lên ô tô đi 1 ngày, 1 đêm thì đến nơi làm việc. 

Tại đây, mọi người làm tại một cơ sở sản xuất gỗ từ mùn cưa với mức tiền công chủ hứa trả là 60 nhân dân tệ/người/ngày. Làm được 10 ngày, mỗi người được trả 200 nhân dân tệ, số tiền công còn lại, ông chủ giữ như là “đặt cọc”, vì sợ người lao động bỏ việc. Làm lụng vất vả nên mọi người đòi thanh toán toàn bộ tiền công để về nước, nhưng ông chủ nhất quyết không chịu. 

Ở quê nhà, vợ anh Hồ là chị Giàng Thị Dúa không biết chồng, em trai sống chết ra sao, liền bán 1 con ngựa của gia đình được 1.300 nhân dân tệ rồi cùng bố đẻ mình và chú của chồng sang Trung Quốc tìm chồng, tìm em. Vừa đi vừa hỏi, hơn chục ngày mới tìm thấy và đưa được chồng, em về đoàn tụ cùng gia đình, cũng là lúc tiêu hết toàn bộ số tiền mang theo. Về nhà, bà con đến hỏi thăm, Hoàng Seo Hồ xấu hổ bảo: "Không chỉ bị “ăn quỵt” tiền công, lại phải bán mất 1 con ngựa to, đã nghèo lại nghèo thêm, may mà người về được!"

Chuyện chị Dúa bán ngựa đi tìm chồng, bà con ở Sán Chải đều biết và thường lấy đây là bài học khuyên bảo nhau. Ở Hoà Sử Pan còn có vợ chồng anh Thào Seo Nhà, dân tộc Mông, sinh năm 1968, đúng 1 năm đi làm thuê bên Trung Quốc nhưng không được một đồng tiền công.

Anh Thào Seo Nhà vẫn nhớ như in ngày 20 tháng Giêng năm Nhâm Thìn 2012, trên chuyến ô tô khách Si Ma Cai - Lào Cai có vợ chồng anh và 41 người cùng xã. Đến khu vực biên giới thuộc xã Bản Phiệt (Bảo Thắng), 43 người chia nhóm lội qua suối sang Trung Quốc. Bên kia biên giới đã có người đón, đưa tất cả lên ô tô đi liền 3 ngày, 3 đêm đến chỗ làm. 

Công việc hàng ngày của họ là phát nương trồng thông, với tiền công chủ hứa trả mỗi người là 60 nhân dân tệ/ngày. Tuy làm cùng một khu vực nhưng vợ chồng anh chả bao giờ gặp những người cùng xã. Rất nhiều lần vợ chồng anh đòi tiền công nhưng ông chủ không trả. 

Tròn 1 năm, thấy nhiều người đòi tiền và đòi về “rát” quá, “ông chủ” gọi 10 người lên bảo về trước và phát cho mỗi người 200 nhân dân tệ. Đích thân “ông chủ” cũng lên ô tô cùng mọi người và bảo về đến “Vườn Sắn” sẽ thanh toán toàn bộ tiền công. Đến “Vườn Sắn”, “ông chủ” nói vào ngân hàng rút tiền trả cho mọi người, nhưng hắn “chuồn” luôn.

Chờ mãi chẳng thấy “ông chủ” đâu, may trong đoàn có người biết đường, liền thuê xe về theo lối Seo Pả Chư (đối diện xã Nàn Sán). Về đến nhà, Thào Seo Nhà vẫn không biết số phận những người đi cùng vẫn làm thuê bên Trung Quốc…

Còn nhiều thân phận lang bạt nơi đất khách, quê người

Đó chỉ là một số trong rất nhiều trường hợp đau lòng mà những người vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê gặp phải. Không có thống kê còn bao nhiêu người đang làm thuê cũng như bao nhiêu người trong số đó đã và đang chịu cảnh cùng cực nơi đất khách, quê người. Bằng nhiều phương cách, nhiều ông chủ người Trung Quốc đã “quỵt” tiền công của họ.

Theo thống kê của Huyện uỷ Si Ma Cai, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2013, toàn huyện có 395 người đi nơi khác làm thuê, trong đó có 210 người sang Trung Quốc làm thuê. Đồng chí Lý Seo Vảng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Si Ma Cai cho biết: Qua khảo sát và nắm tình hình thì những người đi làm thuê chỉ mang tính tự phát, với mục đích kinh tế. 

Cũng theo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Si Ma Cai, vấn đề lao động vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê, đặc biệt là với các trường hợp đi làm thuê bị lừa gạt, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là ở những xã biên giới. “Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quản lý dân chưa tốt, chúng tôi đã và đang chấn chỉnh vấn đề này.

Bên cạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với địa bàn vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, huyện mong các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương trên tuyến biên giới vào cuộc quyết liệt hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến vùng đồng bào dân tộc, tăng cường quản lý xuất - nhập cảnh, góp phần để bà con được sống vui tươi, ấm no, hạnh phúc ngay trên quê hương mình”.

Nguồn: Báo Lào Cai điện tử

Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng - Hồng Diễm

Doãn Quốc Đam và Duy Hưng đóng anh em trong phim cảnh sát hình sự "Độc đạo" ăn ý hơn cả cặp đôi vàng Hồng Đăng - Hồng Diễm trên màn ảnh một thời.

Nhan sắc ngọt ngào của MC dự báo thời tiết Ngọc Khánh

Với nhan sắc xinh đẹp cùng lối dẫn duyên dáng, Vi Thị Ngọc Khánh là MC - BTV được khán giả yêu thích khi dẫn bản tin thời tiết của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Đài Hà Nội).

Trung thu hấp dẫn với loạt trải nghiệm chưa từng có tại Tây Ninh

Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay, với Hội Yến Diêu Trì Cung đánh dấu 100 năm khai đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ, Vượng Râu 'tình bể bình' với vợ trẻ kém 5 tuổi

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ với mái tóc ngắn ngang vai, nghệ sĩ Vượng Râu chụp ảnh "tình bể bình" bên vợ trẻ kém 5 tuổi.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !