“Tấm lòng vàng” của doanh nhân Việt

Hội nhập, mở cửa thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế dùng phát minh mới,sản phẩm mới chuyển tải thương hiệu quốc gia với bè bạn năm châu…

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô hiến 5000 lượng vàng cho cách mạng. (Gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô trong sự kiện Tuần lễ Vàng năm 1945. Ảnh:TL)

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô hiến 5000 lượng vàng cho cách mạng. (Gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô trong sự kiện Tuần lễ Vàng năm 1945. Ảnh:TL)

Nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô được biết đến với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng ở giai đoạn giữa thế kỷ 20. Điều ý nghĩa nhất mà con người này để lại cho hậu thế chính là sự dấn thân của người làm kinh doanh đối với hoàn cảnh của đất nước, phận người yếu thế trong xã hội.

Sử vàng ghi dấu

Khoảng 5.000 cây vàng đã được gia đình ông thiện nguyện giúp đỡ chính quyền cách mạng non trẻ, đây là số tiền không hề nhỏ. Bản thân ông Bô cũng trở thành người cộng sản chân chính, từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính Hà Nội cho đế ngày nghỉ hưu.

Từ Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi đến Trịnh Văn Bô và hàng trăm nhà kinh doanh yêu nước khác đã cho thấy tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong từng chặng đường phát triển của đất nước.

Họ chính là tinh hoa của thời đại, xuất hiện đúng thời điểm và biết cách phát huy, cống hiến tài năng trí tuệ của mình cho dân cho nước. Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà chứng minh cho người ngoại quốc thấy người An Nam hoàn toàn có thể dựa vào mình để tồn tại.

Thì, doanh gia Trịnh Văn Bô - một lần nữa khẳng định nguyên lý biện chứng, kinh tế quyết định chính trị, cũng giống như vật chất quyết định ý thức. Sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 thể hiện ý chí sắt đá phải độc lập, nhưng sức mạnh để giữ được chế độ mới ra đời phải cần nền tảng kinh tế. Chân lý “dân giàu nước mới mạnh” là ở chỗ này.

Đến hôm nay, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tồn tại được 2/3 thế kỷ, tình hình khác trước hoàn toàn, nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi đó là cần kinh tế để làm vững vàng hơn chính trị, bệ đỡ cho nước Việt Nam hòa nhập, tránh tụt hậu so với thế giới.

Dĩ nhiên, phải cần nhiều hơn những Trịnh Văn Bô của thế kỷ 21, thậm chí là đội ngũ “doanh nhân dân tộc” luôn lấy triết lý “giàu vì dân vì nước mới giàu” làm kim chỉ nam. Có như thế nước ta mới có nền kinh tế có chiều sâu, nền tảng kinh doanh bén rễ sâu vào cộng đồng.

Nói như thế là bởi, trong kinh doanh, ngoài việc phải giải quyết bài toán thiệt hơn, đo lường lợi thế cạnh tranh, trực diện với nhiều đối thủ thì có một thứ vũ khí nên tận dụng là tinh thần dân tộc.

Ngày nay vẫn có những Trịnh Văn Bô khác đem tâm sức, trí tuệ gắn vào dòng chữ “Made in Vietnam” xuất cảng. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup giới thiệu với Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chiếc xe mang thương hiệu VinFast Việt Nam. Ảnh: M.Tuấn.

Ngày nay vẫn có những Trịnh Văn Bô khác đem tâm sức, trí tuệ gắn vào dòng chữ “Made in Vietnam” xuất cảng. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup giới thiệu với Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad chiếc xe mang thương hiệu VinFast Việt Nam. Ảnh: M.Tuấn.

Kinh doanh để phụng sự xã hội

Chúng ta đang sống trong một xã hội “phẳng” hơn bao giờ hết, khi mà xu hướng kinh doanh được đúc kết trên tầm vóc cao hơn là phụng sự xã hội thì càng cần có tầng lớp doanh nhân mang trong mình tinh thần dân tộc.

Rất nhiều nơi ở đất nước này, hàng triệu triệu hoàn cảnh nghiệt ngã đã được cánh tay doanh nhân doanh nghiệp nâng đỡ. Dịch COVID-19 bùng phát, một lần nữa hàng ngàn doanh nghiệp tự giao cho mình trách nhiệm thiện nguyện với đồng loại.

Hội nhập, mở cửa, chúng ta lấy gì để “chơi” với quốc tế? Hiển nhiên là tiềm lực doanh nghiệp, doanh nhân. Bây giờ - họ chính là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế dùng phát minh mới, sản phẩm mới chuyển tải thương hiệu quốc gia với bè bạn năm châu.

Cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày nay đều quy về mặt trận kinh tế, nơi nào có nhiều đại công ty nơi đó có tiếng nói càng trọng lượng. Sức mạnh quốc gia ngày nay phần lớn được đong đếm bằng sức mạnh của đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp.

Ngày xưa, Trịnh Văn Bô dùng tài chính giúp cách mạng thì ngày nay vẫn có những Trịnh Văn Bô khác đem tâm sức, trí tuệ gắn vào dòng chữ “Made in Vietnam” xuất cảng. Hai hoàn cảnh lịch sử, hai cách thức khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là làm cho “dân thịnh nước cường”.

Ngày Doanh nhân Việt Nam có từ khi nào? Vì sao Chính phủ lấy 13/10 là ngày Doanh nhân

Ngày Doanh nhân Việt Nam có từ khi nào? Vì sao Chính phủ lấy 13/10 là ngày Doanh nhân

Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đồng nghĩa với việc Việt Nam đang có đội ngũ doanh nhân hùng hậu nhất từ trước đến nay.

Theo enternews.vn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.