Tại sao Trung Quốc trở thành mối đe dọa của thế giới?

Luôn “trấn an” thế giới về tham vọng “trỗi dậy hòa bình”, nhưng cách thức hành động của Trung Quốc khiến ngày càng có nhiều quốc gia hồ nghi trước những tuyên bố được phát đi từ Bắc Kinh.

Tại sao Trung Quốc trở thành mối đe dọa của thế giới?

“Tận thu” tại Châu Phi

Là quốc gia tiêu thụ nhiều năng lượng, nguyên liệu thô thuộc loại nhất nhì thế giới, Trung Quốc đang phải làm mọi cách để thỏa mãn “cơn đói” cho các tập đoàn công nghiệp.

Do mới vươn dậy trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, khi những “mỏ vàng” năng lượng tại Trung Đông, Bắc Phi đều đã “có chủ”, điều đó khiến các công ty Trung Quốc có rất ít cơ hội chen chân vào khu vực này, chính vì thế cơn đói ở trên trở lên cồn cào hơn bao giờ hết.

Không còn cách nào khác, Bắc Kinh buộc phải tìm đến những mảnh đất xa xôi hơn – trên thế giới chẳng còn chỗ nào khác ngoài Châu Phi, nơi của những chính phủ luôn thay đổi xoành xoạch kèm theo nạn đói, nội chiến triền miên.

Sự bất ổn tại đây đã làm nhiều công ty phương Tây phải bỏ cuộc, nhưng lại chính là cơ hội cho các công ty Trung Quốc bổ nhào vào chiếm lĩnh. Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ, những công ty này đang đẩy nhanh hơn bao giờ hết tốc độ đầu tư vào Châu Phi với những dự án khai thác khoáng sản, năng lượng khổng lồ.

Tại sao Trung Quốc trở thành mối đe dọa của thế giới?

Với Trung Quốc, Châu Phi không còn là nơi xa lạ: Ảnh: Internet

Trong khi các quốc gia phương Tây luôn đòi hỏi các chính phủ tại Châu Phi phải tiến hành cải tổ, nâng cao điều kiện sống của người dân, đưa ra các yêu cầu về môi trường, kèm theo một "mớ" các quy định khác để có thể đổi lấy những khoản viện trợ phát triển cùng các dự án đầu tư, thì Trung Quốc không làm thế.

Tất cả những gì họ cần là khoáng sản, năng lượng. Việc các chính phủ tại đây có dân chủ, trong sạch hơn hay không, những lợi ích từ việc đầu tư được phân bổ ra sao không phải là mối bận tâm của họ.

Thêm vào đó, trong khi nhiều người bản địa chờ đợi sẽ tìm được công việc từ những nhà máy thì ngược lại, các công ty Trung Quốc sẽ sang đây cùng với đầy đủ máy móc, kỹ sư, và cả những người công nhân.

Cách đầu tư này của Trung Quốc đã khiến nhiều nước phương Tây cùng các tổ chức quốc tế phản ứng dữ dội, họ cho rằng đó là cách khai thác “tận thu”, không những không giải quyết được các vấn nạn tại đây, trái lại nó còn tạo ra nhiều xung đột mới, cộng với sự ô nhiễm môi trường trầm trọng, sẽ khiến cho tình hình ngày càng trở lên bất ổn.

Cho dù “sự cố” vừa qua tại Ai Cập, Lybia đã khiến Trung Quốc mất đi hàng tỷ đô la đầu tư trước đó nhưng chắc hẳn nó không thể ngăn cản các công ty Trung Quốc tiếp tục đổ vốn vào khu vực này để thu về nguồn thức ăn cho "chiếc dạ dày không đáy" đang ngày đêm sôi réo cách đó hàng ngàn cây số.

“Hung hăng” tại biển Đông

Trung Quốc là một nước lớn – đó là thực tế mà thế giới buộc phải công nhận, lẽ ra với vai trò và vị thế của mình Bắc Kinh cần phải đóng góp thiết thực vào quá trình thúc đẩy những nỗ lực nhằm duy trì ổn định trên thế giới và khu vực.

Tại sao Trung Quốc trở thành mối đe dọa của thế giới?

Với đội tàu hùng hậu, Trung Quốc không ngừng khoa trương sức mạnh tại Biển Đông: Ảnh: CNS

Nhưng trong những năm gần đây, việc Trung Quốc luôn mập mờ trong các tuyên bố về chủ quyền và có những hành động đe dọa các quốc gia xung quanh tại khu vực biển Đông khiến cho thế giới phải giật mình.

Việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông, ngang nhiên lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước lân cận với đường chỉ 9 nét đứt đoạn là điều không thể chấp nhận nổi, hay đơn phương đưa ra các lệnh cấm đánh bắt cá và áp đặt các biện pháp trừng phạt tại khu vực này cũng đã thể hiện thái độ coi thường chủ quyền các quốc gia liền kề.

Thêm vào đó, Bắc Kinh luôn có thái độ “nghênh ngang” khi chủ động gây ra các cuộc tranh chấp, đụng độ trên biển, cùng những quyết định mang tính “đe dọa” khi liên tiếp triển khai thêm nhiều loại tàu chiến, tại biển Đông, kèm theo là các phát ngôn mang tính “kẻ cả” trên bàn đàm phán.

Không những thế, khi xảy ra sự việc Trung Quốc sẽ chọn cách giải quyết kém minh bạch nhất, đó là việc từ chối ra tòa án quốc tế trong tranh chấp bãi cạn Scarborough, gây sức ép bằng các biện pháp kinh tế, đưa ra những lời phát ngôn mập mờ gây lên sự sai lệch trong cách nhìn nhận bản chất sự việc, hay việc luôn đòi hỏi đàm phán song phương trong khi đây là khu vực tranh chấp đa quốc gia.

Những hành động đó không những không thể giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng tại Biển Đông, mà còn khiến cho tình tình thêm căng thẳng, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Trung Quốc, tạo nên thái độ đề phòng trong mối quan hệ với Bắc Kinh của cộng đồng quốc tế.

Mạnh tay “trấn áp” trong nước

Với năm khu tự trị, cùng rất nhiều những mâu thuẫn phát sinh từ đây (đặc biệt tại hai khu vực Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và Tây Tạng) đã khiến vấn đề này trở nên vô cùng “nhức đầu” với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Với người Duy Ngô Nhĩ là sự kiện xảy ra vào tháng 7 năm 2009 khi cuộc đụng độ giữa người thuộc bộ tộc này với người Hán đã cướp đi gần 200 sinh mạng, trong khi đó tại Tây Tạng rất nhiều vụ bạo động liên tiếp xảy ra nhằm mục đích đòi độc lập cho vùng đất này.

Tại sao Trung Quốc trở thành mối đe dọa của thế giới?

Xung đột giữa chính quyền và nhân dân tại Tân Cương

Từ lâu tại nơi đây vẫn tồn tại những bất đồng không thể dung hòa giữa những tộc người bản địa và dân di cư gốc Hán. Không chỉ thế, hai khu tự trị này đều có tổ chức ở nước ngoài với những “nhà lãnh đạo” lưu vong luôn tìm mọi cách vận động cộng đồng quốc tế “lên án” chính sách của Trung Quốc tại đây, và kêu gọi thành lập những quốc gia độc lập trên hai vùng đất này.

Đó là lý do tại sao những hoạt động của chính phủ Trung Quốc tại Tân Cương và Tây Tạng luôn được các tổ chức quốc tế chú ý sát sao và thường bày tỏ “quan ngại”. Thậm chí là nhiều lãnh đạo các quốc gia phương Tây cũng đã lên tiếng khi những hoạt động nhằm “duy trì trật tự” của giới chức được cho là đã “vượt quá giới hạn”.

Tính đến bây giờ hiệu quả được đem lại bởi “nỗ lực” của quốc tế cho hai vùng đất trên là hết sức nhỏ nhoi, có chăng những đóng góp đó mới chỉ dừng lại ở mức độ minh bạch hóa một số thông tin luôn được dấu kín, và chính từ những thông tin này người ta lại càng lo lắng về những tham vọng và chính sách thật sự của Bắc Kinh.

Tuy chưa đầy đủ nhưng qua những nét ở trên chúng ta cũng đã phần nào hình dung được chính sách đối nội, đối ngoại của Bắc Kinh trong thời gian vừa qua, và chắc hẳn sẽ còn tiếp tục kéo dài trong những năm sắp tới. Vấn đề thế giới lo ngại không hẳn là hậu quả do cách giải quyết trên mang lại, mà xa hơn nó chính là dấu hiệu định hình cho những quyết định chiến lược sau này.

Để sánh ngang cùng tầm ảnh hưởng của mình trên bình diện quốc tế, Trung Quốc cần phải cho thế giới thấy được mong muốn “Trỗi dậy hòa bình” của mình thực sự là gì, bằng cách gạt bỏ đi những lớp khói ngụy trang. Sự minh bạch trong vấn đề này không chỉ khiến con đường phát triển của Trung Quốc được thuận lợi hơn, mà còn tránh cho nhiều nước khác không tốn quá nhiều tiền vào việc mua chiến đấu cơ, tàu chiến.

Nguyên Đức

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !