Tại sao Trung Quốc tìm cách kết thân với những người bạn của ông Putin?

Quan hệ đối tác giữa Moscow và Bắc Kinh đang trên đà tụt dốc, song Chủ tịch Tập Cận Bình lại chiếm được cảm tình từ các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin bằng các khoản vay ưu đãi cùng những hợp đồng năng lượng “ngọt ngào”.

Khi ông Gennady Timchenko, một nhân vật “đầu sỏ chính trị” và là bạn thân của Tổng thống Putin, được chỉ định là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Nga – Trung, một hiệp hội với hơn 100 doanh nghiệp Nga và Trung Quốc tham gia thương mại song phương, thì doanh nhân kinh nghiệm này đã củng cố vai trò của mình như một người hướng điện Kremlin đến Trung Quốc.

Cùng năm đó, trong chuyến thăm của ông Putin tới Thượng Hải tháng 5/2014 để ký kết thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỷ USD, Tổng thống Nga đã giới thiệu ông Timchenko với Chủ tịch Tập Cận Bình như là “một người đàn ông giành cho Trung Quốc”. Kể từ đó, ông  Timchenko đã trở thành người tiên phong giúp Moscow đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, ban đầu là với các hợp đồng năng lượng.

Tuy nhiên, hơn hai năm sau, cái gọi là “chính sách xoay trục sang Trung Quốc” của điện Kremlin đã bị ngưng trệ. Các công ty Trung Quóc từ chối đầu tư vào các thỏa thuận năng lượng mới với Nga do giá hàng hóa giảm vào năm 2015 và sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc đã khiến tăng trưởng GDP của nước này giảm từ 10,3% năm 2010 xuống còn 6,9% năm 2015. Điều này đã dẫn tới sự vỡ mộng giữa các lãnh đạo Nga, những người luôn hy vọng rằng Trung Quốc có thể thay thế châu Âu trở thành khách hàng năng lượng hàng đầu, giúp Moscow đạt được sự cân bằng tại châu Á.

Bất chấp mối quan hệ kinh tế ảm đạm trên, Tổng thống Putin đã tới Bắc Kinh vào hôm qua (25/6) trong chuyến thăm chính thức 3 ngày, gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình và bàn bạc về tương lai Bắc Kinh – Moscow. Các chủ đề chính giữa hai nhà lãnh đạo được dự đoán là về thương mại song phương, cách đối phó với Triều Tiên và dự án “một vành đai, một con đường”.

Tại sao Trung Quốc tìm cách kết thân với những người bạn của ông Putin? - ảnh 1

Quan hệ Nga - Trung bắt đầu "nở hoa" sau quãng thời gian ảm đạm?

Tuy nhiên, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Putin, một khía cạnh khác trong mối quan hệ Nga – Trung đã được phơi bày. Ông Timchenko và một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo trong chuỗi thân cận với ông Putin là những người tiếp nhận một loạt dự án hàng tỷ USD từ Bắc Kinh. Trung Quốc dường như chưa sẵn sàng đầu tư nhiều vào Nga trong thời gian trước mắt, thương mại song phương giữa hai nước đã giảm từ 95,3 tỷ USD năm 2014 xuống còn 63,6 tỷ USD năm 2015, chỉ chiếm 1,5% so với khối lượng giao dịch quốc tế của Bắc Kinh trong năm đó. Thế nhưng, Trung Quốc lại nhận ra rằng việc giành được cảm tình của nhóm “những người bạn Putin” là một cách tốt để gây ảnh hưởng lên quyết định của Tổng thống Nga, cũng như giữ nguồn vũ khí và hydrocacbon rẻ luôn bên cạnh mình.

Ông Timchenko, sở hữu khối tài sản 13,4 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng và là một trong số ít người thân cận với ông Putin, đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh. Trong khi các công ty Trung Quốc tiếp cận đầu tư ở Nga với một thái độ “lạnh lùng” thì ông Timchenko đã dẫn dắt các hợp đồng năng lượng giữa Moscow và Bắc Kinh với những điều khoản rất có lợi.

Một trong những thỏa thuận như vậy liên quan đến SIBUR, công ty lớn trong lĩnh vực sản phẩm hóa dầu thuộc sở hữu của Timchenko, và Sinopec, công ty nhà nước lớn nhất của Trung Quốc chuyên về tinh chế dầu. Tháng 12/2015, SIBUR bán 10% cổ phiếu với giá 1,3 tỷ USD cho Sinopec, giúp Timchenko cùng các nhà đầu tư khác kiếm được một món hời. Đầu tư vào SIBUR là một chiến lược của Bắc Kinh, do những người nắm cổ phần của công ty này bao gồm Leonid Mikhelson, được Forbes bình chọn là người giàu nhất nước Nga và Kirill Shamalov, con rể của Tổng thống Putin.

Timchenko và Mikhelson  còn liên quan đến nhiều thỏa thuận khác giữa Trung Quốc và Nga. Tháng 3/2016, hai nhân vật này đã bán 9,9% cổ phần ở Yamal LNG, một dự án khí gas tự nhiên ở khu vực Bắc Cực của Nga, cho Qũy Con đường Tơ lụa của Trung Quốc với giá 1,2 tỷ USD. Thêm vào đó, tháng 4/2016, hai người này tiếp tục vay 12,1 tỷ USD cho Yamal LNG từ hai ngân hàng chính trị ở Trung Quốc, đó là Ngân hàng Xuất nhập khẩu và Ngân hàng phát triển, với lãi xuất cực kỳ ưu đãi.

Những thỏa thuận như vậy đã khiến các nhà quan sát ở Nga chú ý. Sinopec và Ngân hàng phát triển Trung Quốc đang là trọng tâm của chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập và gần đây rất “bảo thủ” đối với các khoản đầu tư nước ngoài. Điều này đặc biệt đúng với những cổ phiếu nhỏ trong các dự án năng lượng, đặc biệt là sau khi giá dầu sụt giảm. Thêm vào đó, ông Timchenko và Yamal LNG cũng nằm trong danh sách cấm vận từ tháng 3/2014 của Mỹ theo sau vụ việc tại Crimea.

Và trong khi Bắc kinh đang theo đuổi những người thân cận của ông Putin để củng cố chiến lược hướng đông của Nga thì mối quan hệ giữa Putin và Tập Cận Bình cũng “nở hoa” theo. Tổng thống Putin, một cựu điệp viên KGB, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao cá nhân, dựa trên mối quan hệ cá nhân bạn bè với các nhà lãnh đạo khác để xây dựng một quan hệ tầm quốc gia mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong số các nhân vật như Thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu Thủ tướng Italy Berlusconi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thì ông Tập vẫn là nhà lãnh đạo cường quốc duy nhất mà ông Putin có thể gọi là một người bạn.

Theo các quan chức Nga và Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo cùng 63 tuổi này trở thành bạn bè từ ngày 7/10/2013 khi họ gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bali. Đó là vào sinh nhật lần thứ 61 của ông Putin và buổi gặp cuối cùng trong ngày giữa hai nhà lãnh đạo nhanh chóng biến thành bữa tiệc sinh nhật riêng giữa ông Putin, ông Tập và một vài nhân vật thân cận khác.

Tuy nhiên, liệu những thỏa thuận kinh tế được ưu tiên cùng bữa tiệc sinh nhật nói trên có thể giúp hoàn thiện lời cam kết về lợi ích kinh tế đôi bên cùng có lợi hay không vẫn chưa được làm rõ. Mặc dù lượng dầu thô từ Nga chuyển sang Trung Quốc đã tăng lên 33,7%, song vẫn còn rất ít lợi ích thấy được. Nga mới chỉ thu hút được 560 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, ít hơn 0,5% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước này trong năm 2015 và số tiền 4 tỷ USD Bắc Kinh đầu tư vào Moscow là trước cuộc khủng hoảng Ukraine.

Bản thân Moscow cũng bị chia rẽ bởi chính sách đối với Trung Quốc. Điện Kremlin từ lâu đã coi Trung Á là “sân sau”, nhưng sự trỗi dậy về kinh tế của Bắc Kinh đã phủ bóng Moscow trong những năm gần đây. Chính sách một vành đai, một con đường của Trung Quốc đã làm giảm ảnh hưởng của Nga trong khu vực và gạt dự án kinh tế của Moscow là Cộng đồng Á-Âu “ra rìa”. Bắc kinh chắc chắn là một đối tác cần thiết đối với Moscow, song nước này cũng lại là một đối thủ đáng gờm.

Bất chấp một bức tranh hợp tác không mấy tươi sáng, chiến lược “lấy lòng” bạn bè của Tổng thống Putin tuy tốn kém nhưng lại tỏ ra hiệu quả khi ông Putin tới Bắc Kinh bàn bạc về khu vực tự do thương mại Nga – Trung đã được đề cập trước đó. Cam kết này thể hiện sự cần thiết của Nga trong việc tìm kiếm đầu tư để giảm nhẹ những “nỗi đau” kinh tế, dường như ông Putin đang trông chờ vào Trung Quốc nhiều hơn trước. Cho dù Bắc Kinh có thể giúp giải tỏa được các “căng thẳng” về tài chính của Moscow hay không, song trong thời điểm này, những người bạn của ông Putin như Timchenko chắc chắn là người có lợi nhất trong chính sách “xoay trục sang Trung Quốc” của Nga.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại), tạp chí của Mỹ xuất bản 2 số/tháng. Tạp chí này được thành lập vào năm 1970, hiện nay do ông David Rothkopf làm chủ biên.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !