Tại sao trẻ em Pháp không ném thức ăn?

Cuốn sách Dạy con kiểu Pháp đã cho thấy những phương pháp giáo dục con hiện đại của người Pháp dưới góc nhìn độc đáo của một nhà báo, một người mẹ Mĩ.
Dạy con kiểu Pháp được phát hành vào cuối năm 2011 với cái tên French children don’t throw food (Trẻ em Pháp không ném thức ăn), khi đã có vô số những tựa sách khác nhau viết về phương pháp giáo dục con cái, nhưng vẫn tạo ra một cơn sốt toàn cầu và gần hơn là làm dậy sóng các diễn đàn cha mẹ tại Việt Nam. 

Dạy con kiểu Pháp cũng vừa được dịch và xuất bản tại Việt Nam đã nhận được sự đón nhận của rất nhiều các bậc phụ huynh. Bởi cuốn sách của một bà mẹ Mĩ sống trên đất Pháp đã đề cập đến nhiều vấn đề trong nuôi dạy con cái như: Làm thế nào để trẻ ngủ qua đêm ngay từ tháng đầu tiên chào đời?; Tại sao trẻ em Pháp luôn ăn uống một cách vui vẻ và không kén bất cứ món gì?; Làm thế nào phụ nữ Pháp dù có con nhưng họ vẫn không phải từ bỏ những sở thích cá nhân và luôn biết tận hưởng cuộc sống?... 
Tại sao trẻ em Pháp không ném thức ăn? - ảnh 1

Sự ra đời của Dạy con kiểu Pháp xuất phát từ một trở ngại mà bất kì một người mẹ nào cũng phải trải qua, đó là việc cho con ăn. Bà Pamela Druckerman, tác giả cuốn sách và là một người mẹ Mĩ, đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ăn ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn, chúng ăn cá thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc lèo nhèo. 

Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ. Và đây cũng chính là khởi điểm cho cuộc hành trình của bà tìm hiểu về cách bố mẹ Pháp nuôi nấng các thiên thần của họ.

Pamela druckerman nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn mà trong cả cách họ cho con ngủ và vui chơi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con bà)? 

Tại sao những người bạn Pháp của bà không phải vội vàng tắt điện thoại khi con họ đòi cái gì đó? Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà những già đình bà đang phải trải qua? Và nhiều hơn nữa...

“Tôi không có một lý thuyết nào. Cái mà tôi có, đang trải ra trước mắt tôi, là một xã hội với đầy đủ chức năng của nó với những bậc cha mẹ ngủ tốt, ăn ngon và thư giãn hợp lý. Tôi đang bắt đầu với kết quả đó và làm việc hết sức để tìm ra người Pháp đã có điều đó như thế nào. Nó chỉ ra rằng có một kiểu cha mẹ khác biệt, và bạn không chỉ cần một triết lý nuôi dạy con khác biệt. Bạn cần có cái nhìn khác biệt về những gì thực sự có ở một đứa trẻ”, Pamela druckerman chia sẻ.

Pamela Druckerman là một nhà báo và tác giả của Bringing Up Bébé (The Penguin Press: 2012), là tác giả của cuốn sách phiên bản tiếng Anh mang tên French Children Don't Throw Food (trẻ em Pháp không ném thức ăn - 2012) và Lust In Translation (2007). 

Bà là một phóng viên nhân viên tại The Wall Street Journal và đã viết cho tờ New York Times, The Washington Post, The Guardian, The Observer, tờ Financial Times và Marie Claire. Bà đã xuất hiện như một nhà bình luận trên chương trình Today, Oprah.com, BBC Women's Hour, National Public Radio, Public Radio International, Al Jazeera International, France24 and CNBC.

T.Huyền

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !