Tại sao IS vẫn "giàu sụ" dù gần như đã sụp đổ?

Tạp chí Economist đưa tin, trong bối cảnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) không còn mạnh mẽ như trước, lực lượng này vẫn bí mật sở hữu hàng triệu USD, được cất giấu tại nhiều nơi ở Trung Đông.

Giờ đây, hình ảnh lá cờ đen của IS không còn xuất hiện nhiều ở Iraq và Syria nữa. Sau khi thảm bại trên chiến trường, IS giờ đây đã mất khoảng 98% phần lãnh thổ mà chúng từng tuyên bố là “vương quốc Hồi giáo”. Khoảng 70.000 phiến quân IS được cho là đã bị tiêu diệt, song hàng ngàn trong số này đã trốn thoát. Một số vẫn ẩn náu ở Iraq và Syria, số khác đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ hoặc liên kết với các nhóm vũ trang thân IS tại Ai Cập, Libya và Đông Nam Á. Khoảng 10.000 phiến quân nước ngoài của IS được cho là đã rời Trung Đông.

IS vẫn có một kho tiền mặt lớn để tiến hành các âm mưu khủng bố. (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Những kẻ muốn tiếp tục thực hiện âm mưu khủng bố vẫn còn nắm giữ trong tay những công cụ hữu hiệu. IS đã bí mật giấu hàng triệu USD trên khắp Trung Đông. Chúng đầu tư vào các doanh nghiệp ở Iraq, mua vàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục cung cấp tiền cho các phân nhánh của mình. Một quan chức Iraq ước tính rằng IS đã bí mật chuyển 400 triệu USD ra khỏi Iraq và Syria khi chúng rút lui.

Từ những ngày đầu tiên khi chúng chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn của Iraq và Syria, IS đã nhanh chóng xây dựng cho mình một kho bạc khổng lồ. Nhóm khủng bố bán dầu từ các mỏ mà chúng chiếm được, đánh thuế và cướp bóc người dân trong khu vực chúng kiểm soát và đã đánh cắp khoảng 500 triệu USD từ các ngân hàng ở Iraq, qua đó trở thành tổ chức khủng bố giàu nhất trong lịch sử. Năm 2005, GDP của IS ước tính vào khoảng 6 tỉ USD.

Các biện pháp thường thấy nhằm ngăn chặn dòng tiền mặt quyên góp từ nước ngoài của IS đều không đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, liên quân do Mỹ đứng đầu chống IS đã đánh bom các cơ sở tinh luyện dầu và tàu chở dầu của IS. Chính phủ Iraq ngừng trả lương cho các quan chức làm việc ở vùng lãnh địa của IS nhằm ngăn quân khủng bố đánh cướp.

Chiến lược này phần nào đã phát huy tác dụng, khi lợi nhuận từ dầu mỏ của IS đã giảm và chúng buộc phải giảm lương cho các thành viên của mình. Thế nhưng, IS vẫn có thể kiếm tiền tại các khu vực chúng kiểm soát. “Chúng tôi hiểu rõ rằng cách hữu hiệu nhất để tác động tài chính của IS đó là giành lại lãnh thổ từ tay của chúng”, một quan chức chống khủng bố Mỹ cho biết.

Tuy vậy, dường như IS đã dự đoán trước rằng chúng sẽ thất thế trên chiến trường. Vào tháng 3 năm ngoái IS đã áp dụng tiền tệ riêng của mình tại miền đông Syria, sau đó nó được áp dụng cho tất cả các cơ sở trao đổi tiền của IS. Điều này cho phép IS thu về các đồng tiền Syria và USD của Mỹ một cách dễ dàng.

Còn tại Iraq, với những trụ sở quy đổi tiền của mình, chúng đã tham gia vào hoạt động bán đấu giá tiền tệ của ngân hàng trung ương Iraq vào năm 2014 và 2015, cho phép IS có thể quy đổi rất nhiều đồng dinar Iraq thành USD trước khi chính phủ Iraq đẩy lui lực lượng khủng bố này.

Theo một số nhà buôn tiền tệ ở các thành phố Thổ Nhĩ Kỳ giáp ranh Syria, IS đã chuyển một khối lượng lớn tiền ra khỏi khu vực chúng kiểm soát từ đầu năm ngoái. Toàn bộ số tiền này được chuyển qua hệ thống hawala, một mạng lưới chuyển tiền chui hoàn toàn dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, có lợi thế rẻ, nhanh chóng và gần như không thể bị kiểm soát bởi chính phủ. Mạng lưới hawala đã được mở rộng kể từ khi chiến tranh Syria bùng nổ, cho phép người tị nạn, những kẻ buôn vũ khí, buôn lậu dầu mỏ và các nhóm nổi dậy có thể đưa tiền vào và ra khỏi đất nước.

Các hoạt động chuyển khoản của IS đôi lúc có giá trị lên đến hàng triệu USD và do đó phải mất vài tuần mới có thể hoàn thành. Các khoản tiền lớn thường quá sức đối với một cửa hàng hawala đơn thuần, do đó nhiều “cò” hawala khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu, Lebanon và vùng Vịnh cũng tham gia. Rất khó để lần theo dòng tiền mặt này, bởi các tay “cò” thường dùng ứng dụng trò chuyện bảo mật WhatsApp để trao đổi với nhau. Những người này hiếm khi ghi lại thông tin chi tiết của hoạt động chuyển tiền và tên của khách hàng.

IS vẫn có thể bòn rút khoản tài chính để tài thiết đất nước của Iraq.

Phần lớn số tiền mà quân khủng bố chuyển ra nước ngoài đều ở Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều quan chức tình báo tin rằng chúng được nhiều thành viên của IS cất giấu để chuẩn bị cho các hoạt động trong tương lai, hoặc đầu tư vào vàng bạc và để duy trì hoạt động của các đơn vị khủng bố ngầm. “Anh chỉ cần 500USD một tháng để đảm bảo một nhóm khoảng 2 đến 3 tên có thể sinh sống”, ông Ahmet Yayla, cựu giám đốc cơ quan chống khủng bố của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Các cuộc điều tra sau vụ khủng bố tại một hộp đêm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 1/1/2017 đã phát hiện được khoảng 100 địa điểm bí mật của IS trong thành phố, thu giữ được hơn 500.000USD.

Ngoài ra, IS cũng rửa số tiền mình có bằng cách đầu tư vào các doanh nghiệp hợp pháp ở Trung Đông. Tại Iraq, IS đã sử dụng mạng lưới trung gian để mua nông trại, cơ sở buôn bán xe hơi, khách sạn và bệnh viện. Rất nhiều những người trung gian này là những thủ lĩnh bộ tộc hoặc doanh nhân từng hợp tác lâu năm với các phần tử khủng bố, giúp chúng mua dầu mỏ, vũ khí, nhu yếu phẩm và nhân lực.

Do sự yếu kém về thể chế chính trị và tình trạng tham nhũng tràn lan, Iraq khó có thể giải quyết các vấn đề trên. Nhiều cơ quan của nước này đã cố ngăn chặn hoạt động tài chính của tổ chức khủng bố nhưng không thành công. Các chính trị gia Iraq cũng sử dụng chợ đen vì mục đích riêng, trong khi nhiều người lo sợ rằng IS có gián điệp trong chính phủ Iraq.

IS cũng vẫn có khả năng kiếm lợi nhuận cho mình. Chúng có thể lợi dụng các doanh nghiệp mà chúng sở hữu để bòn rút nguồn vốn được dùng để tái thiết các thành phố sau chiến tranh. Hành động bắt cóc tống tiền, buôn lậu vẫn là nguồn lợi nhuận đáng tin cậy khi IS chuyển sang chiến lược tấn công du kích. IS sẽ còn hoạt động trong nhiều năm tới nhờ những khoản tiền đen ở trên.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !