Tại sao Đức quyết không từ bỏ khí đốt Nga vì Mỹ?
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 |
Trước hết, tờ báo chỉ ra rằng, Đức không có cơ sở hạ tầng cần thiết để tiếp nhận nhiên liệu của Mỹ, và việc xây dựng các thiết bị đầu cuối, theo tác giả bài báo, không có hiệu quả và chi phí tốn kém.
Thứ hai, tờ báo nhấn mạnh rằng, vào năm 2050, Đức có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng cacbon, vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng mới cho việc tiếp nhận khí đốt, trong khi có giá rẻ hơn từ Dòng chảy phương Bắc 2, theo tác giả bài báo, có vẻ mơ hồ và không thể xảy ra.
Ngoài ra, tờ Handelsblatt nhắc lại rằng, Nga chỉ cung cấp 6% nhu cầu năng lượng của Đức, cho thấy nước này không có sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, như Washington thường nói.
Tác giả bài viết cho rằng Berlin dường như không có nguy cơ mất an ninh năng lượng, và khi thay đổi khí Nga bằng khí Mỹ, nước Đức sợ rằng Mỹ theo đuổi một chính sách "nước Mỹ trước tiên" và nước này tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại.
Nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ngoài ra, Ba Lan, Latvia, Litva và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu". Đây là một dự án “sặc mùi” chính trị.
Về phần mình, các nhà chức trách Nga nhiều lần nhấn mạnh rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đơn thuần chỉ là một dự án kinh tế, Berlin cũng bày tỏ sự sẵn sàng bảo lưu quá cảnh khí đốt thông qua lãnh thổ Ukraine.