Tại sao cuộc chiến ở Syria mãi không kết thúc?

Những dự đoán về thời kỳ sụp đổ của Damascus trong tương lai gần đều không trở thành hiện thực, dường như thủ đô của Syria sẽ không dễ dàng sụp đổ như tưởng tượng. Vậy lý do gì khiến xung đột ở Syria không có lối thoát như vậy?

Những khu vực mà quân đội chính phủ Syria kiểm soát rất bình yên và có tổ chức. Bộ Quốc phòng được bảo vệ bằng một hàng rào an ninh chắc chắn vẫn đứng sừng sững, oai nghiêm ở Damascus. Chính quyền của ông Bashar al-Assad đã triển khai một số đơn vị mạnh nhất ở Damascus bởi việc giữ được thủ đô là vô cùng quan trọng.

Tại sao cuộc chiến ở Syria mãi không kết thúc? - ảnh 1

Cuộc chiến ở Syria chưa có dấu hiệu kết thúc. Nguồn: Reuters

Đội quân bảo vệ chế độ Assad cho thấy đây là một đơn vị gắn kết, được đào tạo bài bản và trung thành. Các trang thiết bị vũ khí của họ cũng được canh phòng cẩn mật. Một trong những tiền tuyến chiến lược ở Damascus là khu vực ngoại ô Jobar.

Nơi đây là địa hình quan trọng đối với lực lượng nổi dậy bởi nếu quân đội Syria có thể phá vỡ trận địa này thì khu vực trọng yếu ở phía Đông Ghouta sẽ bị đe dọa. Lực lượng của ông Assad cần Jobar bởi nó có thể giúp bảo vệ trái tim của Damascus khi tòa nhà tổng thống chỉ cách đó một vài km, phía sau các cơ quan quân đội.

Dòng chảy chiến tranh

Thời gian gần đây, Jaish al-Islam, một trong những nhóm nổi dậy có tổ chức bài bản nhất, đã tạo ra những đột phá quan trọng sau vụ tấn công vào khu vực phía Đông Ghouta. Nếu Jaish al-Islam có thể giữ được lợi thế của mình thì vị trí chiến lược xung quanh Damascus sẽ thay đổi. Tuy nhiên nếu như quân đội chính phủ đảo ngược được tình thế thì sự kiện trên chỉ là một tập khác trong bộ phim truyền hình có tựa đề “dòng chảy chiến tranh” mà thôi.

Tại sao cuộc chiến ở Syria mãi không kết thúc? - ảnh 2

Các nhóm nổi dậy và quân chính phủ giành giật từng mảnh đất. Nguồn: Reuters

Người dân Syria ở Damascus phàn nàn rằng thành phố này ngày càng bị thu hẹp bởi hơn 4 năm xung đột liên miên đã tạo ra các khu vực nghiêm cấm đi lại. Nền kinh tế ở đây cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và giá cả thì ngày càng leo thang. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thương mại ở đây hoàn toàn đóng băng. Những người nông dân vẫn mang thực phẩm tới chợ bán. Khu chợ rau quả nằm cách chiến trường Jobar một vài km, vẫn hoạt động bình thường.

Hỗ trợ quân sự

Tổng thống Bashar al-Assad và các tướng lĩnh của ông đã bị đánh bại một vài lần trong năm nay. Idlib, một tỉnh lân cận thủ đô, đã thất thủ hồi tháng ba. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cũng chiếm đóng thành phố cổ Palmyra từ tháng 5. Thế nhưng, Tổng thống Assad vẫn có được sự hỗ trợ lớn từ phía Nga, Iran và quân Hezbollah từ Lebanon.

Thời gian gần đây, Nga đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho lực lượng này. Hezbollah cũng đang chiến đấu dọc biên giới Lebanon còn Iran cung cấp sự hỗ trợ về quân sự và tài chính cần thiết.

Tại sao cuộc chiến ở Syria mãi không kết thúc? - ảnh 3

Người dân Syria không còn nhận được nhiều hỗ trợ tài chính từ các tổ chức nhân đạo. Nguồn: BBC

Gần đây các quốc gia giàu có ở phương Tây mới nhận ra được những nguy cơ mà những nước láng giềng của Syria đã phải đối mặt kể từ khi những cuộc tuần hành biến thành nội chiến năm 2011. Cuộc chiến tranh đó mang lại nhiều rắc rối, bạo lực và người tị nạn. Một nửa dân số trước chiến tranh của Syria đã rời khỏi đất nước. 8 triệu người vẫn còn ở lai Syria và trở thành người tị nạn ngay trong chính đất nước cảu họ. Bốn triệu người khác đã chạy trốn khỏi quê hương.

Anh và các nước khác hy vọng có thể phần nào đó xoa dịu những nỗi đau của người tị nạn và khuyến khích họ bám trụ tại quê nhà. Nhưng hy vọng cuộc chiến sẽ kết thúc đã nhanh chóng bị vùi dập trước những thiệt hại về người không ngừng gia tăng. Một điều trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết là số người tị nạn này sẽ không trở về quê hương trong ngày một ngày hai.

Điều kiện sống ở các trại tị nạn tạm thời ngày càng xuống cấp và quá tải. Mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn khi họ có thể phải đối mặt với nhiều năm sống trong các trại này ở Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ hay tệ hơn là các thị trấn tồi tàn ở Lebanon.

Một điều nữa khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn là việc các nước giàu cắt giảm nguồn tiền hỗ trợ cho các cơ quan nhân đạo của Liên Hiệp Quốc. Ví dụ như, Chương trình lương thực quốc tế đã cắt giảm ngân sách hàng tháng từ 20 USD xuống còn 13 USD/ người/ tháng. Ở Syria, số tiền hỗ trợ theo đầu người chỉ còn 12,5 USD. Số tiền này chỉ đủ để mua 3 chiếc bánh hamburger cỡ lớn, để nuôi sống một người trong vòng một tháng thì quả là một chế độ quá hà khắc.

Cuộc chiến ngày càng phức tạp

Một quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc đã gọi việc thiếu đi các nguồn hỗ trợ tài chính này là “điên rồ và kỳ quái”. Quan chức này cho biết đã cảnh báo các nhà quyên góp suốt 6 tháng qua rằng các xung đột và sự tuyệt vọng có thể khiến những người tị nạn từ Trung Đông đổ dồn về châu Âu. Và cuộc khủng hoảng di cư này sẽ còn kéo dài cho đến khi nào chiến tranh kết thúc.

Staffan de Mistura, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria, dường như đang phải đảm nhiệm một công việc ngoại giao khó khăn nhất trên thế giới bởi cuộc chiến ở Syria chưa có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng tồi tệ và phức tạp hơn.

Tại sao cuộc chiến ở Syria mãi không kết thúc? - ảnh 4

Cuộc chiến ở Syria chỉ đem lại bạo lực và dòng người tị nạn đổ ra nước ngoài. Nguồn: AP

Các nhóm nổi dậy mạnh nhất đang chống lại lực lượng của Assad có nhiều lý tưởng khác nhau, từ chủ nghĩa ái quốc tôn giáo cho tới chủ nghĩa hồi giáo cực đoan như IS, tổ chức đã chiếm đống một phần lãnh thổ Syria và Iraq để hình thành nên một thể chế chính trị kiểu mới. Các nhóm nổi dậy này thi thoảng cũng đấu đá nhau, thường xuyên tái tổ chức lại liên minh. Các nhóm này còn nhận được sự hỗ trợ ngầm của các quốc gia phương Tây không quá nổi trội.

Điều khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn là các cường quốc trên thế giới và trong khu vực có thể can thiệp vào bất kỳ bên nào của cuộc chiến. Họ bao gồm Nga, Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập, Hezbollah Lebanon, Jordan và Anh.

Không có gì là ngạc nhiên khi các cuộc đàm phán cho đến nay đều thất bại, bởi mỗi bên đều có quan điểm và lợi ích riêng. Một số ra sức chống đối nhau như Iran và Ả Rập Saudi đã núp sau những lực lượng khác để khiêu chiến lẫn nhau.

Nga và Mỹ  cũng có những cuộc chiến của riêng họ, vì vậy khó có thể bắt một nước nào gạt bỏ lợi ích riêng sang một bên để cùng nhau cân nhắc một chiến lược nghiêm túc nhằm kết thúc chiến tranh, hoặc ít nhất là ngăn chặn mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Chính động lực của cuộc chiến mới là vấn đề chính ở Syria hiện nay chứ không phải nằm ở chính trị hay ngoại giao.

Bài viết là quan điểm của Jeremy Bowen, biên tập viên chuyên về vấn đề Trung Đông của BBC, thường trú tại Damascus. Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !