Tại sao các cựu lãnh đạo Trung Quốc không được đi nước ngoài?

Các lãnh đạo đã nghỉ hưu ở Trung Quốc không thường xuyên xuất hiện trước công chúng, việc họ đi nước ngoài du lịch hay sinh sống càng hiếm hơn. Vậy lý do thực sự cho việc ở ẩn sau khi rời nhiệm sở là gì?

Ngay sau khi lên nắm quyền năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch quy mô để xóa sổ nạn tham nhũng từ các quan chức cấp thấp cho đến cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng này là điểm nhấn trong thời gian lãnh đạo Trung Quốc của ông Tập, là ưu tiên trên cả “cuộc sống, cái chết và danh dự”, theo lời ông khẳng định trong bài phát biểu vào tháng 6/2014.

Ông Tập còn tập trung chiến dịch chống tham nhũng vào cả các quan chức đã nghỉ hưu, không chỉ vào số lượng mà còn thực hiện một cách mạnh mẽ và triệt để. Chủ tịch Trung Quốc đã nhắm vào các cựu lãnh đạo như Chu Vĩnh Khang, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, từng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc; tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng cũng là thành viên Bộ Chính trị. Ông Chu Vĩnh Khang đang phải chịu án tù chung thân trong khi ông Quách đang bị điều tra vì các cáo buộc tham nhũng và ông Từ bị giam giữ từ đầu năm 2014 nhưng đã qua đời vào tháng 3/2015 do mắc bệnh ung thư. Năm 2012, các quan chức như ông Chu đều bỏ phiếu bầu ông Tập làm Chủ tịch nước.

Chiến lược của ông Tập giống các thế hệ lãnh đạo đi trước, đó là giữ những người bạn ở gần và giữ những kẻ thù tiềm tàng ở gần hơn. Bằng cách đó, ông Tập vẽ nên một truyền thống lãnh đạo tuy cũ kỹ nhưng đầy quyền lực. Theo một số quan chức trong đảng lãnh đạo, các thành viên Bộ Chính trị cũ không được phép đi du lịch nước ngoài nếu không có sự cho phép của lãnh đạo đương nhiệm.

“Đó là một thông lệ có thể chấp nhận được”, quan chức giấu tên cho biết. Quy định này áp dụng với hàng chục thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc, gồm cả các lãnh đạo đã nghỉ hưu như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào.

Tại sao các cựu lãnh đạo Trung Quốc không được đi nước ngoài? - ảnh 1

Chủ tịch Tập Cận Bình đứng cùng hai cựu lãnh đạo Bộ Chính trị là ông Giang Trạch Dân (giữa) và ông Hồ Cẩm Đào. Nguồn: WSJ

Một chuyên gia về các nhà lãnh đạo Trung Quốc xin được giấu tên, cho biết các quy định ngày càng nghiêm ngặt đến nỗi rất ít các thành viên từng thuộc Bộ Chính trị đi ra nước ngoài kể từ sau khi lãnh đạo Mao Trạch Đông qua đời năm 1976. “Ở Trung Quốc, các cựu quan chức về cơ bản là không rời khỏi đất nước”, David Lampton, giám đốc viện Trung Quốc học thuộc Trường Johns Hopkins, nói.

Có những quy định để kiểm soát việc đi ra nước ngoài của các thành viên Bộ Chính trị hiện tại, theo Nghị quyết 1989, họ không thể sống ở nước ngoài quá một năm, trừ khi đó là các trường hợp công tác đặc biệt và họ cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về chuyến đi của mình trong vòng 3-5 ngày. Tuy nhiên, không rõ có những quy định cụ thể nào kiểm soát chuyện các cựu lãnh đạo Trung Quốc đi ra nước ngoài hay không.

Theo Lampton, các nhân vật chính trị chủ chốt của Trung Quốc “thực sự là một cái hộp đen lớn”. Chuyên gia Bạc Trí Dược, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc ĐH Victoria, Wellington, New Zealand, cho biết các cựu quan chức Bộ Chính trị thường không sở hữu hộ chiếu cá nhân. Họ thường dùng hộ chiếu công vụ do Văn phòng Nhà nước quản lý. “Và nếu bạn không có hộ chiếu thì điều đó có nghĩa là bạn không thể đi ra nước ngoài được”, ông nói.

Bên cạnh việc các quan chức đã nghỉ hưu có thể là đối tượng của chiến dịch chống tham nhũng thì cũng có một số lý do tại sao ông Tập có thể hưởng lợi từ việc hạn chế các cựu lãnh đạo đi ra nước ngoài. Theo ông Bạc Trí Dược: “Các cựu quan chức này nắm giữ rất nhiều bí mật. Họ có thể biết nhiều thông tin nội bộ, liên quan đến hình ảnh của bộ máy cầm quyền. Nếu có cách để ngăn cản các đối tượng này rời đi thì họ sẽ làm vậy”.

Ông Tập, người củng cố quyền lực nhanh hơn hai người tiền nhiệm, có thể lo sợ rằng các cựu quan chức có thể làm xao lãng sự chú ý dành cho Bộ Chính trị hiện tại. “Đây rõ ràng là một phương thức để tạo cơ hội cho các lãnh đạo đương nhiệm, để những cựu quan chức không có dịp phô trương thanh thế lần nữa”, Dali Yang, giáo sư khoa học chính trị ĐH Chicago phân tích. Quy định này cũng sẽ hạn chế họ tham gia vào việc quyết định chính sách, không giống như sự việc cố Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tới thăm Bình Nhưỡng năm 1994.

Ông Carter, người có quan hệ lâu năm với cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Il Sung, đã thay mặt cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, giúp đàm phán về vấn đề hạt nhân với Bình Nhưỡng. “Ở Mỹ, cựu Tổng thống là một tài sản rất quý giá. Còn ở Trung Quốc, họ không muốn những người này quay trở lại bàn chuyện chính trị. Họ cố gắng để các cựu lãnh đạo ở càng xa càng tốt”, ông Bạc Trí Dược nói.

Một ví dụ khác có thể kể đến như đám tang của cố Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu, người duy trì mối quan hệ thân thiết với cả Mỹ và Trung Quốc. Trong khi ông Bill Clinton dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ tới đám tang thì Trung Quốc cử một thành viên Bộ Chính trị hiện tại và Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều. Theo ông Yang, “lịch sử chính sách ngoại giao được quản lý một cách chặt chẽ và cẩn thận, Bắc Kinh rất chú trọng tới việc đảm bảo cho vấn đề này luôn mang tính thời sự”. Việc giữ cho các cựu quan chức ở trong nước có thể ngăn được họ làm chệch hướng chính sách.

Và chắc chắn Bắc Kinh cũng sẽ không hài lòng khi các quan chức đã nghỉ hưu lại đi vòng quanh thế giới để thuyết giảng hay làm cố vấn giống như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, hay cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Nói một cách khác, các quan chức Trung Quốc “không cần phải kiếm tiền” như ông Blair hay ông Clinton. Thay vào đó, nhiều nguồn tin cho biết nhiều cựu quan chức Trung Quốc cực kỳ giàu có nhờ các hợp đồng mà họ hàng họ kiếm được trong thời gian tại nhiệm.

Tuy nhiên, số tài sản đó lại cũng chính là một món nợ. Theo điều tra được công bố vào tháng 4/2014, The New York Times cho biết đã tìm thấy ba người họ hàng của Chu Vĩnh Khang sở hữu số cổ phiếu ở ít nhất 37 công ty tại hàng chục tỉnh khác nhau. Hơn một năm trước khi Bắc Kinh bắt giam ông Chu vì nhận hối lộ, Trung Quốc cũng cho biết đã thu giữ ít nhất 14,5 tỷ USD tài sản từ các thành viên gia đình và những cấp dưới thân tín của ông này.

Tuy nhiên, quy định cấm đi nước ngoài này cũng có một số chỗ linh hoạt. Theo đó, nó không bao gồm các đặc khu của Trung Quốc như Hong Kong hay Macau, ngoài ra các cựu thành viên Bộ Chính trị cũng có thể bí mật ra nước ngoài mà công chúng cũng như lãnh đạo hiện tại không biết. Quy định cũng không cấm họ đi ra nước ngoài vì đặc trưng của công việc mới.

Ví dụ như, trường hợp của Phó Thủ tướng Tăng Bồi Viêm, thành viên Bộ Chính trị từ năm 2002 đến 2007, hiện giờ là chủ tịch Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, một cố vấn nghiên cứu kinh tế, ông Tăng thường xuyên đi nước ngoài công tác. Ông Tăng đã tới thăm Malaysia hồi tháng 6/2015 và đến tháng 11/2015, ông lại phát biểu tại một cuộc hội thảo ở London. Tuy nhiên, những trường hợp như ông Tăng là cực kỳ hiếm.

Vậy, nếu không đi ra nước ngoài, các cựu lãnh đạo Trung Quốc sẽ làm gì? Cuộc sống sau nhiệm sở của họ không giống với cựu Tổng thống George W.Bush về quản lý trang trại ở Texas hay trở thành cố vấn như ông Bill Clinton. Theo tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc sống của các cựu lãnh đạo rất giản dị với những thói quen mộc mạc, chân phương.

Ông Lý Lan Thanh, phó Thủ tướng dưới thời ông Giang Trạch Dân năm 1997-2002 nổi tiếng với tình yêu dành cho âm nhạc cổ điển, thiết kế các con dấu và làm một công việc bình thường tại một nhà hàng nhỏ. Rất nhiều cựu quan chức khác được cho là dành thời gian để viết sách hay hồi ký. Và số khác, giống như ông Giang, cũng thỉnh thoảng xuất hiện công khai trong một số sự kiện chính trị lớn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại), tạp chí của Mỹ xuất bản 2 số/tháng. Tạp chí này được thành lập vào năm 1970, hiện nay do ông David Rothkopf làm chủ biên.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !