Tác giả ‘Biệt động Sài Gòn’-biên kịch Lê Phương qua đời

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, vợ của nhà văn nhà biên kịch Lê Phương chia sẻ về nỗi đau mất mát. Tác giả Lê Phương qua đời ở tuổi 89.

Nhà văn Lê Phương qua đời lúc 20h44 tối 14/5, hưởng thọ 89 tuổi. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, người bạn đời của ông thốt lên hai từ đau đớn “Anh ơi” trên facebook cá nhân. Ông không chỉ là người bạn đời mà còn là người thầy, đồng nghiệp mấy chục năm qua của biên kịch Trịnh Thanh Nhã.

Ông được biết đến qua nhiều tiểu thuyết, kịch bản nổi tiếng trong đó phải kể tới Biệt động Sài Gòn. Trước khi cùng Nguyễn Thanh viết 4 tập Biệt động Sài Gòn, ông viết nhiều kịch bản điện ảnh như Nơi gặp gỡ của tình yêu, Câu lạc bộ không tên, Cơn lốc biển.

Tác giả ‘Biệt động Sài Gòn’-biên kịch Lê Phương qua đời ảnh 1

Chân dung của nhà văn Lê Phương.( Ảnh: FB Trịnh Thanh Nhã)

Tên thật là Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1933 tại Đông Anh (Hà Nội), ông tham gia quân đội từ năm 16 tuổi. Ông từng hoạt động với vai trò chiến sĩ đặc tình thuộc Cục Bảo vệ chính trị (Bộ Quốc phòng). Chính những trải nghiệm này đưa ông đến với sự nghiệp viết văn, viết báo khá sớm, với các tác phẩm như truyện ký Thử lửa, tiểu thuyết Bất khuất.

Tác giả ‘Biệt động Sài Gòn’-biên kịch Lê Phương qua đời ảnh 2

Những năm cuối đời ông sử dụng xe lăn. (Ảnh: Trịnh Thanh Nhã)

Ông cho ra đời nhiều cuốn tiểu thuyết trong giai đoạn từ 1965 đến khoảng 1978: Pháo đài 44, Thung lũng Cô-tan, Bạch đàn, Ngã ba thời gian, Bông mai mùa lạnh, Vết xích đường mòn.

Khi phim truyền hình lên ngôi và nở rộ (phim điện ảnh rơi vào khủng hoảng), nhà biên kịch Lê Phương chuyển hướng viết kịch bản phim truyền hình như Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ, Sống mãi với Thủ đô, Con nhện xanh, Ngã ba thời gian.

Những năm cuối đời, nhà văn Lê Phương phải dùng tới xe lăn, nhưng không vì thế mà ông hiếm bạn bè. Trong nhiều sự kiện mổ xẻ cho điện ảnh, đấu tranh cho hãng phim truyện Việt Nam, không thể thiếu tiếng nói của nhà văn Lê Phương. Còn nhớ năm 2011 trong hội thảo “Điện ảnh Việt Nam thực trạng và giải pháp”, biên kịch Lê Phương rất thẳng thắn chỉ ra căn bệnh của phim Việt. Ông không đồng tình với những ý kiến, lời kêu ca “là sản phẩm của thời bao cấp, thời của xin-cho”. Ông bày tỏ quan điểm điện ảnh tự sống trước đi đã, không nên cứ chờ vào Nhà nước.

Theo tienphong.vn

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !