Syria thêm loạn vì biểu tình lớn chưa từng có
Syria thêm loạn vì biểu tình lớn chưa từng có
Nội bộ phe đối lập Syria lục đục
Quân đội Syria "dính đòn đau"
Biểu tình ở Aleppo hôm qua là cuộc biểu tình lớn nhất từng diễn ra ở Syria. Ảnh: Reuters |
Người đứng đầu phái đoàn quan sát viên Liên hợp quốc ở Syria đã lên tiếng cảnh báo rằng cả nhóm của ông lẫn các hành động vũ trang đều không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng ở đất nước này. Ông đã lên tiếng kêu gọi các bên ngồi lại đề thảo luận ra một lối thoát cho tình trạng hiện nay.
Tuy nhiên, các hành động đàn áp của chính phủ ở những khu vực diễn ra biểu tình và có người bất đồng chính kiến đóng đô không hề thuyên giảm. Trong khi đó, nhóm đối lập lưu vong lớn nhất của Syria thì bác bỏ kế hoạch của Liên hợp quốc và coi đó là không thực tế.
Làn sóng biểu tình phản đối chính quyền ở Aleppo đã bắt đầu dâng cao kể từ khi diễn ra một cuộc đột kích vào khu ký túc xá của trường Đại học Aleppo khiến 4 sinh viên thiệt mạng và dẫn đến việc các trường công buộc phải tạm thời đóng cửa hồi đầu tháng này.
Cuộc đột kích ngày 3/5 là một sự kiện bạo lực bất thường đối với trung tâm kinh tế lớn, nơi mà các mối quan hệ làm ăn kinh doan cùng số lượng lớn các cộng đồng những người dân tộc thiểu số cư trú đã khiến hầu hết cư dân đứng về phía chính quyền hay ít nhất cũng không hào hứng gia nhập phe đối lập.
Hôm thứ 5, khoảng 15.000 sinh viên đã biểu tình trước cổng truờng Đại học Aleppo dưới sự có mặt của các quan sát viên Liên hợp quốc trước khi các lực lượng an ninh ập đến.
Ngày hôm qua, con số người tham gia thậm chí còn lớn hơn. Một nhà hoạt động ở Aleppo, Mohammad Saeed nói rằng đó là cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở Aleppo. Khoảng hơn 10.000 người tuần hành dọc hai quận Salaheddine và al-Shaar và một số lượng tương tự ở những nơi khác trong thành phố.
"Số lượng người biểu tình tăng lên mỗi ngày", Saeed nói. Ông còn cho biết thêm rằng một số người đã bị thương vì quân chính phủ đã bắn hơi cay và đạn thật để giải tán cuộc biểu tình.
Hàng ngàn người trên khắp cả nước cũng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính phủ cùng với Aleppo. Thứ sáu đã trở thành ngày tâm điểm cho các cuộc biểu tình trên toàn Syria và các cuộc biểu tình trong tuần này là để tôn vinh "Những anh hùng của Đại học Aleppo".
Các nhà hoạt động đối lập nói rằng lực lượng an ninh đã bắn vào đám đông ở một số địa điểm trong đó có cả một số khu vực ngoại ô ở Damacus và thành phố miền Trung, Hama. Họ cũng nói chính quyền đã nã pháo vào thị trấn miền Trung Rastan, nơi đã bị lực lượng phiến loạn chiếm đóng kể từ tháng 1.
Cơ quan quan sát cũng báo cáo rằng 3 người ở khu vực al-Tadamon, phía Đông Nam thủ đô Damacus.
Hơn 200 quan sát viên của Liên hợp quốc hiện đang có mặt ở Syria. Đây là một phần trong kế hoạch hoà bình do cựu tổng thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan đề xuất nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở nước này.
"Không có quan sát viên nào có thể chấm dứt được bạo lực hoàn toàn nếu đích thân các bên liên quan không tự giác tạo cơ hội đối thoại với nhau", Tướng Robert Mood phát biểu trước báo giới tại thủ đô Damacus.
Hồi tháng 3, theo ước tính của Liên hợp quốc, bạo lực đã cướp đi sinh mạng của hơn 9.000 người dân Syria. Kể từ đó đến nay, hàng trăm người nữa đã thiệt mạng.
Cả hai bên đã coi thường lệnh ngừng bắn, làm dấy lên lo ngại rằng kế hoạch hoà bình không hiệu quả và rằng bạo lực đang tuột ra khỏi tầm kiểm soát.
Người phát ngôn của ông Annan, Ahmad Fawzi phát biểu tại Geneva rằng vị đặc phái viên này sẽ sớm đến thăm Syria nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Hôm qua, một cố vấn quân sự cấp cao của tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Babacar Gaye đã đến Damacus.
Tuy nhiên, đối thoại dường như vẫn là một hy vọng khá mong manh. Phe đối lập tuyên bố sẽ không chấp nhận giải pháp nào ngoài việc lật đổ chính quyền còn chính phủ thì gắn mác khủng bố cho những người bất đồng chính kiến.
Hôm qua, người đứng đầu nhóm đối lập lưu vong của Syria, Hội đồng Quốc gia Syria nói rằng ông không mấy hy vọng ở kế hoạch hoà bình của ông Annan.
"Chúng tôi chẳng thấy tương lai gì của kế hoạch này. Trên thực tế, đó là một kế hoạch được thực hiện để che giấu sự thiếu nhất quán của cộng đồng quốc tế. Thế thôi", ông Burhan Ghalioun phát biểu từ Paris, nơi ông hiện đang cư trú.
Tổng thống Assad thì nói rằng thiện chí chính của đất nước không phải là từ cuộc nổi dậy và tuyên bố rằng những kẻ cực đoan nước ngoài đang thao túng cuộc nổi dậy để phá huỷ đất nước này. Ông đã dẫn chứng bằng những cuộc tấn công các căn cứ quân sự và đánh bom cảm tử ở các thành phố lớn ngày càng nhiều.
Vụ đánh bom gần đây nhất nhắm vào một toà nhà tình báo ở Damacus ngày 10/5, đã cướp đi sinh mạng của 55 người và làm dấy lên nỗi lo sợ rằng những nhóm cực đoan đang lợi dụng tình trạng lộn xộn ở nước này cho các mục đích riêng của mình.
Tại trụ sở Liên hợp quốc, chủ tịch Ban Ki-moon đã nhắc đến mối lo ngại này:
"Các cuộc tấn công khủng bố này ở Damacus cho thấy có sự dàn xếp cẩn thận. Chứng kiến quy mô và sự tinh vi của những cuộc tấn công khủng bố như vậy không ai có thể không nghĩ rằng cuộc tấn công khủng bố này là do một số nhóm có tổ chức và mục đích rõ ràng tiến hành. Tôi cực lực lên ánh những hành vi như vậy".
Còn tại thủ đô Damacus, tướng Mood cũng đã lên tiếng phản đối tình trạng bạo lực đang leo thang hiện nay.
"Tôi nghĩ rằng bạo lực không bao giờ có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay. Tôi vô cùng lo ngại về các vụ tấn công đang nhắm vào những người dân vô tội gần đây vì việc này sẽ không bao giờ có thể giúp ích gì trong tình hình hiện nay".
Hoa Tạ