Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của đồng bào Mông

Tính đến hết năm 2020, Sơn La đã có 12 huyện, thành phố tham gia vào Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP”, với 20 sản phẩm nông sản tiêu biểu được chọn làm điểm và đang phát triển mở rộng.

200 sản phẩm được chọn để phát triển

Theo bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển các sản phẩm OCOP, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến 2030; trong đó tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, nhất là những sản phẩm mang tính chất đặc thù của Tây Bắc cũng như đồng bào Mông.

Cụ thể, các sản phẩm OCOP đã được Sơn La chọn và tập trung quảng bá thương hiệu như: Cá tép dầu khô Sông Đà (huyện Quỳnh Nhai); Măng trúc muối ớt Háng Đồng, Dược liệu Háng Đồng, Chè san tuyết Tà Xùa (huyện Bắc Yên); Gạo nếp tan Mường Và (huyện Sốp Cộp); Xoài sấy dẻo, Chuối sấy giòn (huyện Yên Châu); Mận sấy gừng, Mận sấy mật ong, Mận sấy Thảo dược (huyện Mộc Châu); Hồng giòn sấy dẻo (huyện Vân Hồ); Long nhãn sấy khô (huyện Sông Mã); Tỏi và Tỏi đen (huyện Phù Yên)…

“6 tháng đầu năm 2021 này, Sơn La tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới trên cơ sở 200 sản vật địa phương có thế mạnh để tham gia OCOP. Đơn cử như: Chè san tuyết Tà Xùa, Táo sơn tra (Táo Mèo) Xím Vàng, Tinh dầu sả và rượu Hang Chú… Không chỉ tập trung dành đất cho sản xuất các sản phẩm OCOP, Sơn La cũng đẩy mạnh giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; tập trung quảng bá các thương hiệu nông sản trên truyền thông, mạng xã hội và bước đầu liên kết với các doanh nghiệp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử”, bà Tráng Thị Xuân chia sẻ.

{keywords}
Xoài tượng da xanh Bắc Yên được các đoàn viên Đoàn Thanh niên huyện bán giải cứu giúp đồng bào Mông 2 xã Chiềng Sại và Phiêng Côn. Ảnh: Việt Hoàng

Bấp bênh đầu ra cho sản phẩm

Mặc dù việc triển khai hiệu quả Chương trình OCOP đã giúp tỉnh Sơn La dần đạt được mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng Tây Bắc, qua đó nâng cao được thu nhập cho đồng bào Mông tại các xã nghèo khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác việc tìm đầu ra cho các sản phẩm OCOP khi bắt đầu vào vụ thu hoạch cũng còn nhiều gian nan và còn phải… nhờ thời.

Ví dụ, tính đến hết ngày 23/6/2021, huyện Mộc Châu đã tiêu thụ được 15.044 tấn mận, cao hơn so với dự ước sản lượng ban đầu 164 tấn. Như vậy, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển nông sản gặp khó khăn. Nhưng ngay từ đầu năm 2021, huyện Mộc Châu đã chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua nông sản trong đó tập trung khâu chế biến tại chỗ nên sản lượng mận của Mộc Châu (có 3.258 ha, sản lượng 14.880 tấn) đã được tiêu thụ hết, trong đó sản lượng mận xuất khẩu đạt 200 tấn.

Tuy nhiên, không được thuận lợi như quả mận, sản lượng xoài tượng da xanh của các huyện Mai Sơn và Bắc Yên năm 2021 đạt khá nhưng lại đang tiêu thụ hết sức chật vật. Cụ thể, UBND huyện Mai Sơn vừa phải kết hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Sơn La tiêu thụ 27 tấn xoài cho bà con nhân dân bằng phương thức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhưng chỉ với giá 5.000 đồng/1kg. Trong khi đó, tại Bắc Yên giá xoài cũng chỉ dao động 4.000-5.000 đồng/kg và đang được các tổ chức đoàn thể của địa phương này tổ chức giải cứu để hỗ trợ nông dân.

Theo bà Mùi Thị Hiền, Bí thư huyện ủy Bắc Yên: Sản lượng xoài tượng da xanh của Bắc Yên năm nay đạt khá, tuy nhiên đầu ra đang gặp khó do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vốn là cây trồng thoát nghèo (cũng là sản phẩm OCOP) cho bà con 2 xã đặc biệt khó khăn Phiêng Côn và Chiềng Sại. Đây là 2/4 xã của huyện Bắc Yên phải tiếp cận bằng đường sông với trên 95% đồng bào Mông cư trú. Nhưng trước diễn biến bất lợi của thị trường, các tổ chức đoàn thể của huyện Bắc Yên đang phải tổ chức giải cứu sản phẩm cho bà con.

Nam Phương

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !