Sơn La giảm nghèo bền vững nhờ kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp

Là tỉnh miền núi phía bắc với số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước, 5 năm qua, tỉnh Sơn La luôn nỗ lực đưa ra các giải pháp giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu giảm số hộ nghèo

Giảm nghèo bền vững là mục tiêu chính trị trọng tâm của Sơn La trong suốt thời gian qua. UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất, mở rộng sinh kế, tín dụng ưu đãi, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ y tế, giáo dục, hỗ trợ đào tạo nghề, nhờ đó phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đến nay, công tác giảm nghèo tại Sơn La đạt nhiều hiệu quả khả quan, đời sống của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Gia đình ông Cà Văn Duyên, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La trước đây là hộ nghèo, thiếu đói thường xuyên. Dù có đất nhưng ông không biết làm gì để sản xuất, thiếu vốn, thiếu thông tin, kinh nghiệm khiến cái nghèo cứ đeo bám mãi.

Năm 2015, nhờ chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững, gia đình ông được hỗ trợ bò giống, cho vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi để có hiệu quả kinh tế.

Lúc đầu khi nhận vốn và bò giống, ông Duyên cũng vô cùng bối rối vì không biết làm gì. Nhưng rồi những khó khăn được xã tháo gỡ dần dần. Nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật mà đến nay trang trại bò của ông Đuyên đã phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi bò của gia đình ông được đưa vào danh sách điển hình của huyện và tất nhiên gia đình không còn bị liệt vào diện hộ nghèo nữa.

Trước đây, thị trấn Ít Ong có tới hơn 40% hộ nghèo thì đến nay chỉ còn 10% hộ nghèo. Đó là minh chứng cho công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ.

{keywords}
Giảm nghèo bền vững từ vốn tín dụng ưu đãi và hỗ trợ bò giống (ảnh minh họa)

Ông Trần Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ít Ong cho biết nhờ có chương trình giảm nghèo bền vững, qua các gói hỗ trợ của nhà nước mà người dân ở đây có cơ hội làm kinh tế, thay đổi đời sống gia đình mình. Người dân bắt đầu quan tâm làm kinh tế như chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Ông Khánh khẳng định công tác giảm nghèo có sự giám sát của Đảng bộ chính quyền địa phương nên tỷ lệ hộ nghèo càng giảm, riêng năm 2019 giảm 7% hộ nghèo. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, thị trấn Ít Ong đưa ra mục tiêu giảm chỉ còn 3% hộ nghèo.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Theo báo cáo về kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 của tỉnh Sơn La từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết năm 2019 đã có trên 40.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; 6.046 lượt hộ được vay vốn đầu tư công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 8.514 lượt hộ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh ở vùng đặc biệt khó khăn; 2.563 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay ưu đãi nhằm giúp người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà ở, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tham gia học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề. 

Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Sơn La đã tổ chức thực hiện tốt các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là vùng xâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn biên giới của tỉnh có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ngày càng tốt hơn, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm đã tạo cho đồng bào các dân tộc phấn khởi, hăng say lao động sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Những kết quả to lớn đó đã góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, Sơn La vẫn còn gặp một số khó khăn như theo phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2030, Sơn La là một tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao chiếm: 83,41% dân số của cả tỉnh, bằng 7,33% dân tộc thiểu số của cả nước, với 126 xã vùng III, chiếm 8,17% xã vùng III trong cả nước (theo số liệu rà soát của Ủy Ban Dân tộc tổng hợp tính đến 31/12/2019).  Sơn La còn 71.798 hộ nghèo, đứng đầu cả nước; tỷ lệ hộ nghèo 25,42% đứng thứ 4 cả nước.

Trong năm 2020 và những năm tiếp theo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận TQVN và các đoàn thể các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc phải triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của trung ương, của tỉnh, trọng tâm là Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết 12/NQ-CP của Chính phủ.

Khánh Chi 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !