Sớm thực hiện liệu pháp sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19 cũng là một liệu pháp mà Thế giới đang thử nghiệm và Việt Nam cũng đang đi theo hướng này.

 

{keywords}
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiến huyết tương sau khi được điều trị khỏi bệnh, tại Trung tâm hiến máu Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 17-2. (Ảnh: THX/TTXVN)

 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 đã chủ trì cuộc họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn tạm thời về tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19 vào chiều 24/4.

Trước đó, ngày 8/4, Cục quản lý  Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 464/KCB-QLCL&CĐT giao 2 bệnh viện là Viện Huyết học – Truyền máu TW và BV Bệnh Nhiệt đới TW xây dựng dự thảo Hướng dẫn tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám cho biết, Công tác điều trị cho người bệnh Covid-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khó khăn do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng ngừa.

Tất cả đều đang nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh để tìm mọi cách cứu chữa người bệnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế luôn cập nhật và tham khảo, cũng như nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp điều trị của các nước trên thế giới đang thử nghiệm như sử dụng thuốc điều trị HIV hay thuốc chống sốt rét chloroquine trong điều trị Covid-19…

“Sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19 cũng là một liệu pháp mà Thế giới đang thử nghiệm và Việt Nam cũng đang đi theo hướng này”, ông Khuê nói.

Hiện Việt Nam đã điều trị khỏi cho 224 ca/268 trường hợp mắc Covid-19, trong đó bệnh nhân nặng chiếm khoảng 5% và chưa có trường hợp tử vong.

Theo các chuyên gia trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng.

Điều quan trọng nhất trong Hướng dẫn này là lựa chọn người hiến huyết tương như thế nào và vấn đề sử dụng huyết tương. Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn việc hiến huyết tương của người điều trị khỏi bệnh Covid-19 cũng được đặt lên hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SAR-COV-2 và các tác nhân gây bệnh khác cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia và Lãnh đạo Bộ Y tế, căn cứ vào các tài liệu, bài báo khoa học của các chuyên gia các nước trên thế giới và Hiệp hội Truyền máu Thế giới, chúng ta cần sớm triển khai Hướng dẫn tạm thời này.

Hiện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế giao 4 bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng là BV Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện TW Huế; BV Chợ Rẫy và BV Bệnh Nhiệt đới Tp HCM. Việc lấy huyết tương làm trước mắt chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện như Viện HH Truyền máu TW; Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu- Huyết học Tp Hồ Chí Minh. Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ TW và các Viện Pasteur đảm bảo lấy huyết tương đúng quy trình chuyên môn và nồng độ kháng thể.

Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện phải đảm bảo công tác an toàn sinh học trong tất cả các quy trình; vận động người hiến và có chính sách giúp đỡ, động viên với người tham gia tình nguyện hiến huyết tương hồi phục.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hướng dẫn tạm thời nhưng trên nguyên tắc vẫn phải đảm bảo  tính khoa học; an toàn cho người bệnh và sẽ không ngừng được cập nhật, hoàn chỉnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ là đầu mối phối hợp cùng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo và các Vụ, Cục liên quan tiếp tục theo dõi, chỉ đạo khẩn trương thực hiện hướng dẫn này khi được Lãnh đạo Bộ Y tế chính thức phê duyệt. 

Trước đó, trong một phát biểu với báo giới ở trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tiến sĩ Mike Ryan - người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO - cho biết huyết tương đã được chứng minh là "có hiệu quả và cứu sống" nhiều bệnh nhân ở các bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm bệnh dại và bệnh bạch hầu. 

Ông cho biết: "Đó là một lĩnh vực rất quan trọng để theo đuổi nghiên cứu. Bởi vì những gì huyết thanh globulin siêu miễn dịch có thể làm là tập trung các kháng thể ở một bệnh nhân đã hồi phục. Về cơ bản, bạn đang tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân mới để hy vọng họ vượt qua giai đoạn nguy kịch". 

Theo ông Ryan, việc truyền dịch huyết tương từ những bệnh nhân đã khỏi Covid-19 để điều trị cho các ca nhiễm mới đang trong tình trạng nguy kịch đang được thử nghiệm ở Trung Quốc là cách làm hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra phương thuốc chống siêu vi cụ thể hay vắc xin để phòng ngừa sự lây lan của loại vi rút này. Quá trình phát triển và thử nghiệm thuốc có thể mất nhiều tháng và thậm chí nhiều năm.

 

Vì sao 5 bệnh nhân mắc Covid - 19 dương tính trở lại sau công bố khỏi bệnh?

Vì sao 5 bệnh nhân mắc Covid - 19 dương tính trở lại sau công bố khỏi bệnh?

Liên quan đến một số trường hợp xét nghiệm lúc đầu âm tính, lúc sau dương; trong quá trình điều trị, một vài trường hợp âm tính xong lại dương tính, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đặt ra 3 khả năng.

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !