Số phận bấp bênh của nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên

Trở thành nhân vật quyền lực thứ 2 tại Triều Tiên sau vụ lật đổ người chú quyền lực của chủ tịch Kim Jong-un - Jang Song-taek, song tương lai của Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae vẫn vô cùng bấp bênh.
Số phận bấp bênh của nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên - ảnh 1
Phó Nguyên soái Choe Ryong-ha (giữa) cùng chủ tịch Kim Jong-un

Hôm 12/12, một phiên tòa quân sự đặc biệt của Bộ Bảo vệ An ninh quốc gia Triều Tiên đã ra phán quyết tử hình ông Jang Song-taek, với tội danh phản đảng, phản cách mạng, âm mưu lật đổ chính quyền và tham nhũng. Điều đáng nói là quyết định tử hình được thi hành cùng ngày.

Trước đó, tờ Chosun Ilbo nhận định những tin đồn về việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un thực chất chỉ là một quân cờ trong tay các tướng lĩnh quân đội theo chủ nghĩa cứng rắn tại Triều Tiên, ngày càng xuất hiện nhiều. Ngoài ra, người nắm quyền lực tối cao tại quốc gia cô lập hiện nay chính là ông Choe Ryong-hae. 

Chuyên gia Park Hyung Joong thuộc Học viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc cho hay vụ trừ khử Jang Song-taek thực chất là một phần trong cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong quân đội Triều Tiên.

Quan trường trắc trở

Choe Ryong-hae sinh ngày 15/1/1950 tại huyện Sinchon, tỉnh Nam Hwanghae. Ông gia nhập Quân đội nhân dân Triều Tiên vào năm 1967 và tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành chuyên ngành Chính trị và Kinh tế.

Cuộc đời của ông Choe đã trải qua vô vàn biến cố với một vết nhơ trong hồ sơ lý lịch khi ông này bị bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa vào năm 1998. 

Tuy nhiên, sau cái chết của cố chủ tịch Kim Jong-il, ông Choe tiếp tục gây dựng lại thanh thế và trở thành một trong những nhân vật nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận Triều Tiên. Ông Choe nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Vào tháng 4/2012, ông được thăng hàm Phó Nguyên soái, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Tháng 12/2012, trong lễ kỷ niệm một năm ngày mất của cố chủ tịch Kim Jong-il tại Cung Kumsusan, bộ quân phục mang hàm tướng đã ám chỉ ông Choe bị giáng xuống quân hàm Đại tướng. 

Tới tháng 2/2013, Choe Ryong-hae được khôi phục quân hàm Phó Nguyên soái. Ngày 22/5/2013, ông Choe được cử làm đặc phái viên của chủ tịch Kim Jong-un đến thăm Trung Quốc. 

Ngoài chức danh Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tướng Choe Ryong-hae còn là 1 trong 4 ủy viên Đoàn Chủ tịch của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên, gồm chủ tịch Kim Jong-un, Chủ tịch Quốc hội Kim Jong-nam và Thủ tướng Pak Bong-ju (được chuyển giao từ người tiền nhiệm Choe Yong-rim).

Ngay cả, cô của Kim Jong-un - bà Kim Kyong-hui cũng không giành được "một suất" trong Đoàn Chủ tịch của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên. Điều này chứng minh hiện tại, Choe Ryong-hae đang là nhân vật quyền lực số 2 tại quốc gia cô lập. 

Lao vào nước sôi lửa bỏng để giành quyền lực

Trước phút lâm chung, chính cố chủ tịch Kim Jong-il đã đề nghị Tướng Choe trợ giúp cho người con trai út Kim Jong-un trong quá trình chuyển giao quyền lực. 

Nhà cựu ngoại giao Triều Tiên – ông Ko Yong-hwan tại Viện Chiến lược An ninh quốc gia Hàn Quốc nhận xét Choe Ryong-hae là người "liều mạng và liều lĩnh" để đạt được quyền lực. "Choe Ryong-hae sẵn sàng lao vào nước sôi lửa bỏng để giành lấy quyền lực và làm mọi thứ để duy trì nó", ông Ko nói. 

Tuy nhiên, việc giành được vị trí quyền lực thứ 2 tại Triều Tiên sau cái chết của Jang Song-thaek chưa chắc là cơ sở đảm bảo tương lai ổn định cho ông Choe bởi hai người này từng có mối quan hệ khá thân thiết. Một số nguồn tin khẳng định ông Choe từng quỳ gối trước mặt ông Jang và hai người cũng bí mật gặp gỡ uống rượu. 

Đặc biệt, trong giai đoạn, Choe Ryong-hae bị thất sủng, chính Jang Song-thaek là người tác động để ông này được phục chức. Song khi ông Jang rơi vào tình thế lâm nguy, âm mưu tranh giành quyền lực của Tướng Choe thể hiện rõ hơn cả khi ông này ngoảnh mặt làm ngơ. 

Theo truyền thông Hàn Quốc, cuộc chiến giành quyền lực giữa 3 nhân vật Choe Ryong-hae, Ri Yong-ho và Jang Song-taek đã diễn ra từ lâu. 

Hồi tháng 6/2012, Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho đã bất ngờ bị Jang Song-taek “dẫn quân” tới nhà bắt giữ và tử hình 20 phụ tá thân cận. Sau đó, đài truyền hình trung ương Triều Tiên đưa tin “Ri Yong-ho do tuổi cao nên bị miễn toàn bộ chức vụ”. Tiếp đó, chính Jang Song-taek lại bị đối thủ còn lại là Choe Ryong-hae hạ bệ. 

Sớm bị lật đổ 

Số phận bấp bênh của nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên - ảnh 2

Phó Nguyên soái Choe Ryong-ha từng có mối quan hệ thân thiết với Jang Song-taek

Một số chuyên gia dự đoán trong tương lai, ông Choe cũng sẽ bị lật đổ như hai người tiền nhiệm Tổng tư lệnh quân đội Triều Tiên - Ri Yong-ho và Jang Song-taek. 

Mặc dù, ông Choe từng là một quan chức cấp cao lâu dài trong Liên đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa và Đảng Lao động cầm quyền song ông này không hề có nền tảng quân sự nổi trội. 

Nhiều người cho rằng ông Choe được chỉ định làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên bởi mối quan hệ mật thiết giữa bố của ông Choe – cựu Bộ trưởng Quốc phòng Choe Hyon với gia tộc họ Kim. Ông Choe Hyon từng là một trong những người cầm súng bảo vệ nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành trong cuộc xung đột phe phái năm 1956. 

Nhiều báo cáo cho biết quân đội Triều Tiên tỏ ra không tâm phục khẩu phục khi ông Choe được đề bạt. Giới chuyên gia nhận định trên thực tế, cuộc lật đổ Tổng tư lệnh Ri Yong-ho là do phía Đảng Lao động tiến hành chứ không phải quân đội dưới sự chỉ đạo của Tướng Choe Ryong-hae.

Nhà phân tích Park Hyung-joong thuộc Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc nhận định không loại trừ khả năng ông Choe sẽ bị chính quân đội loại bỏ.

“Trong thời gian này, vị trí của Choe Ryong –hae ngày càng mạnh mẽ hơn và sự phụ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào ông Choe cũng sẽ gia tăng. Nhưng ông Choe có thể bị lật đổ ngay lập tức khi phạm phải sai lầm và khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhận thấy ông này là một mối đe dọa”, chuyên gia Chung Sung -jang thuộc Viện Sejong chia sẻ.

Truyền thông Hàn Quốc khẳng định Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên là người đứng đằng sau “giật dây” nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un tử hình ông chú Jang Song-taek – người từng nắm giữ vị trí quyền lực số 2 tại quốc gia cô lập và một trợ thủ đắc lực cho ông Kim. 
Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !