Sinh viên thiết kế nhà chống lũ thông minh

Thúy Nhi và Hồng Quân (khoa Kiến trúc xây dựng, ĐH Văn Lang) đã giành giải nhất của cuộc thi nhà chống lũ thông minh. Sản phẩm của các bạn sẽ được áp dụng vào thực tế.
Sinh viên thiết kế nhà chống lũ thông minh - ảnh 1

Nhóm 14A1 với giải nhất trị giá 25 triệu đồng.

Vòng chung kết của cuộc thi đã diễn ra sáng 10/4, tại khách sạn New Word với 6 đội tham gia thuyết trình về ý tưởng thiết kế “Ngôi nhà thích ứng trong thời đại biến đổi khí hậu và thiên tai”. Ý tưởng đoạt giải phải là những ngôi nhà khi thiết kế có số tiền thực hiện dưới 100 triệu để dễ xây dựng cho người nghèo, phù hợp với kiến trúc Việt Nam, văn hóa, lối sống địa phương và vật liệu xây dựng, nhân công ngay tại địa phương.

Sinh viên thiết kế nhà chống lũ thông minh - ảnh 2

Hai thành viên nhóm 14A1 thuyết trình về nhà “Bên kia chợ nổi” của mình.

Các ý tưởng dự thi đã được BGK đánh giá có thể áp dụng để xây dựng ngôi nhà bền vững chống chọi với tình trạng biến đổi khí hậu và thiên tai. Đó là "Nhà chống lũ thông minh" của đội Tam Giác Xanh, nổi được trong lũ lụt và di chuyển khi có bão; "Nhà lật sinh thái" của nhóm TKD nhìn như một ngôi nhà bình thường, nhưng các bức tường có thể lật được để tăng diện tích sử dụng trong mùa lũ; "Nhà trong mùa lũ" của nhóm DMT lại sử dụng không gian và vật liệu tự nhiên để tận dụng ánh sáng thiên nhiên, gió và cách nhiệt một cách hiệu quả. "Nhà của gia đình" của Nhóm 3 lại là nhà nổi làm từ tôn nhẹ và vật liệu có sẵn tại địa phương.

Sinh viên thiết kế nhà chống lũ thông minh - ảnh 3

Mô hình nhà “Bên kia chợ nổi”.

Kết quả, ý tưởng nhà “Bên kia chợ nổi” của 2 bạn Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân – nhóm 14A1 (khoa Kiến trúc xây dựng, ĐH Văn Lang) đã giành giải nhất trị giá 25 triệu đồng và một chuyến đi Thái Lan. Chuyến đi này sẽ giúp đội có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ Hội chợ Kiến trúc Thái Lan 2013 và tham quan ngôi nhà được xây dựng theo thiết kế của người chiến thắng "Floodway Home" - cuộc thi thiết kế nhà bền vững tại đất nước này. Thiết kế của đội thắng cuộc sẽ được áp dụng thực tế để xây dựng ngôi nhà vững chãi cho người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai. Kinh phí xây dựng sẽ do tập đoàn SCG tài trợ.

Bạn Nguyễn Hồng Quân (trưởng nhóm 14A1) chia sẻ: “Hai chúng mình đã mất một thời gian xuống vùng chợ nổi Cái Răng để khảo sát, tìm hiểu và đưa ra ý tưởng nhà “Bên kia chợ nổi”. Nhóm đã thử trình bày ý tưởng với dân địa phương, từ ngỡ ngàng họ thấy rất thích thú. Với giải nhất nhóm mình sẽ đầu tư dàn máy tính làm đồ án tốt nghiệp, và cùng BTC sẽ cố gắng triển khai ý tưởng thành hiện thực để giúp đỡ bà con có ngôi nhà phù hợp với sự biến đổi khí hậu”.

Sinh viên thiết kế nhà chống lũ thông minh - ảnh 4

Các thành viên nhóm TKD bên ý tưởng “Nhà vách lật’ của nhóm.

Giải nhì trị giá 12,5 triệu đồng được trao cho ý tưởng “Nhà vách lật” của nhóm TKD (ĐH Văn Lang và ĐH Kiến Trúc). “Chuyện nhà mùa nước nổi” của nhóm DMT (ĐH Văn Lang) và “Nhà của gia đình” của nhóm 3 (ĐH Kiến Trúc) được trao đồng giải ba, mỗi giải trị giá 4,2 triệu đồng.

Cuộc thi do Tập đoàn SCG VN và Habitat for Humanity Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm khuyến khích các sinh viên Việt Nam thể hiện khả năng sáng tạo để thiết kế nên một ngôi nhà bền vững có khả năng chống chọi với sự biến đổi khí hậu. Sau khi phát động từ tháng 11/2012, trong vòng hai tháng, ban giám khảo đã nhận được hơn 26 ý tưởng từ các sinh viên các trường.

Sinh viên thiết kế nhà chống lũ thông minh - ảnh 5

Các nhóm đoạt giải cùng với BTC và BGK cuộc thi.

Như Quỳnh

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !