Sinh viên Hà Nội sáng chế thành công robot bầy đàn phục vụ cứu nạn

Mới đây nhất, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho ra mắt robot nhóm (robot bầy đàn) được thiết kế để hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn tại các khu vực thảm họa.

Đưa robot vào các vùng thảm họa tìm kiếm phát hiện người cần cứu hộ và báo về trung tâm kiểm soát chính là công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội gồm: Phạm Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Tiến Linh Đan, Vũ Thành Vương và Phan Hồng Sơn.

Bằng cách sử dụng các thuật Toán nhóm đã xây dựng một nhóm robot có thể hỗ trợ các đội cứu hộ trong tìm kiếm cứu nạn. Nhóm 3 robot có khả năng hoạt động và tìm kiếm độc lập, xây dựng bản đồ 3D và hoạt động theo từng nhóm nhỏ.

{keywords}
Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã sáng chế thành công robot bầy đàn phục vụ cứu nạn

Đây là sáng chế được đánh giá có tính ứng dụng rất cao. Ở một thảm họa tại Nhật Bản được đưa vào để cho robot nhận diện. Các thuật toán của robot đã nhận diện được người bị nạn và báo về trung tâm chỉ huy.

Sau đó, robot sẽ gửi bản đồ 2D và 3D về giúp chúng ta nhận diện chính xác người cần cứu hộ. Khác với những robot đã được sử dụng, nhóm 3 robot trong sáng chế khoa học công nghệ mới của sinh viên đại học Bách khoa này có thể hoạt động, tìm kiếm độc lập.

Khi đưa vào hoạt động nhóm 2 robot follow line sẽ theo sau một robotlied. Trong quá trình làm việc robotlied sẽ có nhiệm vụ tạo bản đồ, chia sẻ chúng cho các robot follow line và gửi bản đồ 3D về cho máy chủ.

Các robot còn lại với cấu hình nhẹ hơn mang theo hộp nhỏ chưa đồ cứu hộ cần thiết và một camera chịu trách nhiệm phát hiện nạn nhân cần cứu hộ. Tất cả những kết quả này được nhóm sinh viên mày mò nghiên cứu từ quan sát thực tế những thảm họa trong cuộc sống.

{keywords}
Hình ảnh đầu tiên về những chú robot bầy đàn phục vụ cứu nạn

Bạn Nguyễn Trung Hiếu – Sinh viên khoa Cơ điện tử (ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: “Khi theo dõi những thảm họa qua truyền hình như động đất, sóng thần, hạt nhân có rất nhiều vấn đề xảy ra về tìm kiếm cứu hộ và nhóm nghiên cứu khoa học công nghệ của chúng em đã đặt ra câu hỏi tại sao mình không nghiên cứu để giải quyết những vấn đề đó.

Chuyên ngành chúng em học là robot nên chúng em chọn nghiên cứu về robot. Có một điểm yếu chung của robot hiện nay là robot thường hoạt động đơn lẻ với khá nhiều bất cập.

Vì thế chúng em hướng đến mô hình bầy đàn của robot sẽ giải quyết được vấn đề hoạt động và làm việc độc lập của robot”.

Nhóm nghiên cứu đã mô tả cách chế tạo robot giống như con gián của mình từ vật liệu là một tấm polyvinylidene mỏng được phủ trong một loại polymer đàn hồi.

Thành viên của nhóm nghiên cứu cũng cho biết, robot bầy đàn phục vụ công tác cứu hộ này di chuyển nhanh với kích thước của mình. Sự kết hợp giữa độ bền và tốc độ có thể khiến robot nhỏ bé kiểu mới trở nên lý tưởng cho các ứng dụng tìm kiếm và cứu hộ.

"Ví dụ, nếu một trận động đất xảy ra, rất khó để những cỗ máy lớn hoặc những con chó lớn tìm thấy sự sống bên dưới những mảnh vỡ. Đây là lúc loại robot bầy đàn này phát huy tác dụng", Phan Hồng Sơn – thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện đề tài là chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ này lại trong tình hình dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp nên việc nhập các lịn kiện thiết bị cho sản phẩm rất hạn chế, thiết bị không đảm bảo nên việc xử lý lỗi của thiết bị rất nan giải.

3 robot của nhóm vẫn hoàn thiện đúng thời gian dự kiến dưới sự hướng dẫn của các giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Theo Tiến sĩ Mạc Thị Hoa – Giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì robot bầy đàn là lĩnh vực nghiên cứu có nhiều ứng dụng trong thực tế như trong nhà máy vì công việc nhà máy phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ của một dây chuyền hay ứng dụng nông nghiệp thông minh, trong cứu hộ, phục vụ trong nhà hàng, khách sạn.

“Trong tương lai nhóm nghiên cứu tiếp tục mở rộng và xây dựng robot bầy đàn có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì lĩnh vực cứu hộ”.

Trong xã  hội hiện đại ngày nay, quy mô và tần xuất của các thảm hộ xảy ra ngày càng nhiều nên những nghiên cứu khoa học thế này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu khoa học khác có tính ứng dụng lơn,phục vụ đời sống một cách thiết thực nhất.

Hoàng Thanh

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !