SGK tiếng Việt lớp 2 sai ngữ pháp, diễn đạt

Đã là sách giáo khoa, lại là sách tiếng Việt, sách dạy về ngữ pháp cho học sinh tiểu học thì phải chuẩn mực, chính xác.
Tuy nhiên, nội dung trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2, tập 2 (NXB Giáo Dục) đang được giáo viên và học sinh sử dụng bấy lâu nay lại để xảy ra lỗi diễn đạt, ngữ pháp...

SGK tiếng Việt lớp 2 sai ngữ pháp, diễn đạt - ảnh 1

Bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 có sai sót - Ảnh: M.K.

Cuối năm học, vợ chồng anh tôi mang về nhà tập “hồ sơ” thành tích học tập của cậu con trai để khoe với ông bà nội. Lật qua một bài thi điểm 10 môn tiếng Việt của cháu, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi một đoạn văn được viết sai. Tưởng lỗi của cháu, nhưng khi lật sách giáo khoa ra thì đúng là lỗi từ sách.

Bài tập đọc của tuần thứ 28, trang 83 là truyện Kho báu (theo ngụ ngôn Ê-Dốp, Nguyệt Tú dịch). Mở đầu có câu văn: “Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu...”. “Một nắng hai sương”, “cày sâu cuốc bẫm” vốn là hai cụm thành ngữ rất quen thuộc với mọi người, nói về sự nhọc nhằn, vất vả, cần cù của người nông dân thời xưa. Hai thành ngữ này lại bị người ta đảo ngược, nghe qua không suôn chút nào!

Thành ngữ được tạo ra và được cộng đồng chấp nhận nên đã tồn tại, thông dụng đến hôm nay. Để dạy các cháu tiểu học cách diễn đạt hiệu quả, hay, lẽ ra phải dùng ngữ liệu thông dụng, chuẩn xác. Thế nhưng, khi đưa vào sách giáo khoa cho trẻ, người ta lại viết thành ra như thế. Hai thành ngữ nói trên trong sách giáo khoa đọc lên quá lạ tai, ngay cả với người lớn, chưa nghe ai dùng. Họa chăng, có người nước ngoài bập bõm học tiếng Việt mới nói kiểu trái khoáy như thế!

Tôi có hỏi, phụ huynh cháu cho biết cũng không khỏi sửng sốt về hai câu thành ngữ nói trên lúc giúp con học bài. Nhưng sách giáo khoa viết rành rành như vậy, cô giáo cũng răm rắp dạy theo như vậy, nên anh chị tôi chỉ biết nói thêm cho con hiểu: rằng ngoài xã hội còn một cách nói ưa dùng, thông dụng về hai thành ngữ này, chứ không dám khẳng định đúng, sai.

Cùng truyện Kho báu, cùng đoạn văn, câu tiếp theo được viết: “Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời”. Lại một lỗi sai khó chấp nhận. Chắc chắn cụm từ “khi đã lặn mặt trời” không phải là văn phong, ngữ pháp của người Việt Nam. Một người Việt Nam bình thường không ai dùng cách diễn đạt kỳ lạ đó. Đúng ra phải là “khi mặt trời đã lặn”.

Do truyện được dịch lại từ nguồn nước ngoài, khi dịch, các tác giả thường phải “Việt hóa” để phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Với sách giáo khoa dành cho trẻ em, sự cẩn trọng là bắt buộc, cần thiết. Cách diễn đạt phải trong sáng, dễ hiểu...

Những sai sót trên thiết nghĩ không nên có trong sách giáo khoa cho học sinh lớp 2. Khi trẻ chỉ bắt đầu học bài học về ngữ pháp, sách giáo khoa phải giúp các cháu nói đúng, viết đúng, giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Nguồn TTO

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !