Sau tai nạn giao thông: Bé 8 tuổi tương lai mù mịt

Trong căn nhà xập xệ trống trải, cháu Trần Hoài Thanh, tròn 8 tuổi, đang lúi húi giặt đồ sau nhà, ngơ ngác nhìn người lạ. Sau tai nạn giao thông là cái chết đột ngột của mẹ, sự tàn tật của cha, giờ đây mọi gánh nặng gia đình đều đặt lên vai cô bé 8 tuổi này.
Tính từ 16.11.2011 đến 15.11.2012, toàn quốc xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người (năm 2011 là 11.452 người), bị thương 38.060 người. 

Tính trung bình, mỗi ngày, 26 người đi ra đường và không trở về nhà. Tương đương với 26 gia đình rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng vì mất đi người thân. Có không ít trong số họ, những người thân, như trẻ em, bị thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình, bước vào ngõ cụt, phải sống cuộc sống lầm than, mất đi chỗ dựa.

Tai nạn giao thông thực sự là nỗi ám ảnh trong xã hội hiện nay. Phóng viên Infonet đã tìm gặp những gia đình có người thân bị mất đi, hoặc mất hẳn sức lao động vì tai nạn giao thông, để cảnh báo những ai đang ngồi sau tay lái, hãy thận trọng với những giây phút điều khiển phương tiện giao thông. Tất cả vì người thân của chính mình.

Đêm đau thương

Chúng tôi tìm về ấp Bình Long, xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trong buổi chiều muộn, tìm gặp bé Trần Hoài Thanh, một trong những nạn nhân của tai nạn giao thông, khi người mẹ vĩnh viễn mất đi, còn người cha tàn tật suốt đời.

Sau tai nạn giao thông: Bé 8 tuổi tương lai mù mịt - ảnh 1
Từ ngày vợ mất, anh Sơn sống lầm lũi hơn

Đó là buổi tối định mệnh vào ngày 24/5/2011. Sau 7 năm lấy nhau vợ chồng anh Trần Văn Sơn (sinh năm 1980) và chị Châu Thị Thương (sinh năm 1982) tích góp được một khoản tiền nhỏ để anh Sơn mở quán sửa xe gắn máy nhỏ trước nhà. Đêm hôm đó anh chị gửi cháu Thanh, khi đó mới 6 tuổi, để đi lên thị xã Gò Công mua sắm ít phụ tùng giúp anh ngày mai khai trương quán. Mới chỉ chạy xe ra khỏi nhà được 3km thì anh chị bị một thanh niên say rượu đi ngược chiều đâm trực diện. 

Vụ tai nạn kinh hoàng khiến chị Thương văng ra xa, tử vong tại chỗ. Còn anh Sơn bị thương khá nặng và được người dân đưa vào bệnh viện TX Gò Công cấp cứu với đa chấn thương, gãy xương tay, chấn thương sọ não nhưng may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Còn kẻ gây tai nạn nhanh chân chạy mất…

Trở lại căn nhà một thủa là tổ ấm hạnh phúc của vợ chồng anh Sơn chị Thương, dù đã hai năm kể từ vụ tai nạn đau lòng xảy ra, nhưng không khí đau đớn vẫn bao trùm. Giữa căn nhà lá cấp 4 chỉ hơn 30m2 đã xây cất từ lúc anh chị mới cưới là di ảnh của chị trên bàn thờ với những chân nhang vừa đốt dở.

“Mồ côi tội lắm ai ơi!”

Cái đêm chị Thương mất, cháu Thanh còn quá nhỏ nên không biết người mẹ của mình đã mãi mãi ra đi và mình đã là trẻ mồ côi. Trong giấc ngủ đêm hôm đó, cô bé vẫn trọn giấc nồng.

Sau tai nạn giao thông: Bé 8 tuổi tương lai mù mịt - ảnh 2
Tương lai của bé Thanh vẫn khiến nhiều người thân lo lắng

Sau hai năm kể từ đêm kinh hoàng đó, ông Châu Minh Long, 73 tuổi, bố đẻ chị Thương vẫn còn nhớ như in về nỗi đau mất con gái và sự hồn nhiên đáng thương của đứa cháu ngoại vô tình phải mồ côi mẹ khi mới 6 tuổi.

Ông Long kể: “Dù đã hai năm nhưng tôi còn nhớ như in đêm hôm đó, lúc 20h đêm vợ chồng nó đi giao đồ cho người ta. Chúng mang con bé qua gửi tôi cho cháu ngủ giúp rồi về sẽ đón. Nhưng hỡi ôi! Vừa dỗ cháu ngủ xong thì nhận đươc tin vợ chồng chúng bị tai nạn giao thông ở gần nhà. Thương nó chết tại chỗ còn chồng nó được người ta đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tôi như chết lịm đi và nhìn đứa cháu đang nằm ngủ trên võng”.

Ngày hôm sau khi tổ chức mai táng cho con gái, thấy đứa cháu vẫn hồn nhiên chơi đùa với bạn bè và lâu lâu lại chạy lại hỏi: “Ông ơi! Sao ba mẹ con đi mãi không về vậy? Sao các bác lại lấy hình mẹ con để trên bàn rồi đốt nhang vậy ngoại???”. Những câu hỏi ngây thơ của cô bé khiến mọi người không cầm được nước mắt và cắn răng nói dối cháu là bố mẹ đi mua đồ đẹp để chuẩn bị cho cháu đi học lớp 1.

Giờ đây sau hai năm chị Thương vĩnh viễn ra đi, tưởng chừng như với sự mất mát, đau thương đó ông trời sẽ thương mà che chở cho cháu Thanh. Nào ngờ sau vụ tai nạn sức khỏe anh Sơn mỗi lúc một suy yếu,  cháu Thương đã đủ lớn để hiểu mẹ mình đã mãi mãi không còn và ba mình cũng không có đủ sức khỏe đến chăm sóc mình từng bữa cơm, giấc ngủ như xưa. Bởi vậy, ngoài việc đi tới trường một buổi thì tất cả việc nhà đều đặt lên vai cô bé học lớp ba mang phận mồ côi này.

Nhìn cô bé mới 8 tuổi nhưng vóc dáng ốm yếu hơn các bạn cùng trang lứa đang xách nước bên giếng để giặt đồ cho bố, sau đó lại phải lo nấu ăn, làm mọi việc trong nhà, mà không ai cầm được nước mắt.

Còn về phía anh Sơn, từ ngày vợ mất, anh sống lầm lũi hơn và luôn tránh nhắc lại nỗi đau này. Ông Nguyễn Văn Tèo, bố anh Sơn rưng rưng kể, sau cái chết của con dâu vì tai nạn giao thông, anh Sơn phải đi làm hồ, hoặc ai mướn gì làm đó để lấy tiền lo cho con gái. Thế nhưng cũng vì tai nạn giao thông đó mà sức khỏe anh mỗi ngày một yếu dần, đến giờ thì dường như đã kiệt sức vì ảnh hưởng của vụ tai nạn.

Thỉnh thoảng vào những lúc rảnh rỗi, anh Sơn thường mắc võng ra phía sau nhà rồi khe khẽ cất tiếng hát, đặc sệt chất miền Tây: “Còn cha còn mẹ thì hơn – Không cha, không mẹ như đờn đứt dây. Đờn đứt dây còn xoay, còn nối – Cha mẹ mất rồi, con chịu mồ côi – Mồ côi khổ lắm ai ơi…”.  

“Thấy bố con nó như vậy vợ chồng tôi thương lắm nhưng vì tuổi già, sức yếu mà kinh tế lại khó khăn nên cũng chỉ có thể ngồi nhìn bố con nó khổ sở mà đau lòng”, vừa nói ông Tèo vừa gạt vội nước mắt. “Mẹ cháu là người khỏe mạnh nhất trong gia đình thì đã qua đời. Bố nó giờ cũng kiệt quệ sức lực mà không biết có trụ được để che chở cho con bé không? Rồi nhỡ ra thằng Sơn theo vợ nó ra đi thì mai này lớn lên, cháu nó sẽ sống ra sao???”
 
Hàng ngàn, hàng ngàn câu hỏi của ông Tèo vẫn đang lo lắng cho số phận của đứa cháu mình.

Thúy Ngà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !