SASCO “ngã ngựa”
Từng là con gà “đẻ trứng vàng”, nhưng dịch COVID-19 đã quật ngã Công ty CP Dịch vụ Hàng không Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS), khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty này giảm mạnh.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, SASCO chỉ đạt khoảng 305 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (94 tỷ đồng).
Doanh thu và lợi nhuận của SASCO liên tục giảm.
Lợi nhuận giảm mạnh
Theo BCTC quý 3/2021 của SASCO, doanh thu thuần chỉ đạt 57,4 tỷ đồng, giảm 45,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của SASCO trong quý 3/2021 cũng giảm 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 22,8 tỷ đồng.
Trong khi hoạt động kinh doanh chính khó khăn do dịch bệnh, hoạt động tài chính trở thành điểm sáng khi SASCO thu về 34,86 tỷ đồng nhờ phần cổ tức, lợi nhuận được chia tăng vọt. Dù chi phí tài chính cũng gia tăng do diễn biến tỷ giá bất lợi, nhưng SASCO vẫn đạt lợi nhuận tài chính 24,89 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 15,7 tỷ đồng của quý 3/2020.
305 triệu đồng là lợi nhuận ròng của SASCO sau 9 tháng đầu năm 2021, giảm mạnh so với cùng kỳ.
Tuy vậy, chi phí bán hàng tăng, trong khi không còn khoản hoàn nhập chi phí thuê mặt bằng như cùng kỳ năm ngoái, nên SASCO chỉ ghi nhận 2,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2021, giảm đến 95% so với quý 3/2020.
Lợi nhuận giảm, dòng tiền kinh doanh âm 1,6 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2021, thấy SASCO đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Được biết, SASCO đã thông qua kế hoạch kinh doanh rất thận trọng trong năm 2021. Theo đó, SASCO đặt mục tiêu doanh thu thuần 895,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 17,15 tỷ đồng, giảm lần lượt 2,44% và 88,5% so với năm 2020.
Thách thức phục hồi
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất nối lại các chuyến bay nội địa theo lộ trình 3 giai đoạn. Đối với các đường bay quốc tế, Chính phủ và Bộ Giao thông - Vận tải cũng đang xem xét cho phép nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đi và đến từ các nước, vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao, có biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Đồng thời, việc xem xét công nhận “hộ chiếu vaccine” cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng để có thể phục hồi lưu lượng khách quốc tế đến với Việt Nam.
Với đặc thù kinh doanh phụ thuộc vào lượng khách tại thị trường chính là sân bay Tân Sơn Nhất, việc các chuyến bay thương mại trong nước và quốc tế được nối lại sẽ là cơ hội để SASCO phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã được tổ chức đón khách du lịch quốc tế cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ xe du lịch, vận chuyển hành khách của SASCO.
Tuy vậy, sự phục hồi của ngành hàng không dự báo diễn ra chậm do dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, nếu không có phương thức thay thế mà vẫn trông chờ vào ngành kinh doanh chính, nhiều khả năng SASCO sẽ tiếp tục lỗ trong năm 2021. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho SASCO nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành hàng không nói chung.
Công ty Chứng khoán CSI cho rằng, các doanh nghiệp dịch vụ hàng không nói chung và SASCO nói riêng cần phải mất ít nhất 2 năm để bù đắp các khoản thua lỗ, sụt giảm lợi nhuận và phục hồi tăng trưởng sau cơn “bão dịch’’. Tuy nhiên, thời điểm khủng hoảng nhất của toàn ngành hàng không đã qua đi, nên các công ty dịch vụ hàng không nói chung và SASCO nói riêng sẽ có cơ hội dần phục hồi trở lại.
Tiền không biết làm gì cứ đổ vào như thác, DN thua lỗ giá cổ phiếu vẫn tăng vun vút, điều gì đang xảy ra?
Sau mấy phiên sụt giảm, 2 ngày qua thị trường chứng khoán chứng kiến phen “nổi sóng” khi dòng tiền đột ngột đổ vào khiến chỉ số VN-Index ngày 24/11 đạt mốc 1488 điểm và tiếp tục vượt đỉnh lịch sử tăng vượt mốc 1.500 điểm trong ngày 25/11
Theo Diễn đàn doanh nghiệp