Sắp đến thời hạn 20 năm như cam kết của TT Putin, nước Nga sẽ ra sao?
Giáng sinh năm 1991 là ngày cuối cùng của "bản hùng ca" Liên Xô. Nguồn: Sohu. |
Giáng sinh năm 1991 là một ngày rất đặc biệt đối với người Liên Xô và cũng là ngày cuối cùng mà họ được coi là “người Liên Xô”. Vào ngày này, một Liên Xô hùng mạnh tuyên bố tan rã, một “đế chế đỏ” làm run rẩy các nước Tây Âu đã trở thành quá khứ, và chỉ còn lại 15 quốc gia để nhớ về “hoàng hôn” của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, là “con cả”, Nga đã được thừa hưởng di sản to lớn của Liên Xô cũ. Trên cương vị Tổng thống đầu tiên của Nga sau khi độc lập, Yeltsin đã theo đuổi một đường lối thân Mỹ và Chính phủ Mỹ đã lợi dụng sự “đơn thuần” của Yeltsin để tìm kiếm lợi ích. Trong 9 năm thân Mỹ, kết quả là nước Nga gần như phải đối mặt với sự giải thể lần hai. Nhận thấy rằng Nga đang từng bước “trượt dốc” trong tay mình, Yeltsin khẩn trương tìm kiếm một người kế vị phù hợp.
Trong thời gian cầm quyền, Yeltsin đã làm nước Nga gần như phải đối mặt với sự giải thể lần hai. Nguồn: Sohu. |
Ngay khi Yeltsin rơi vào tình trạng khó khăn nhất, ông Putin, một thành viên của KGB đã lọt vào “mắt xanh” của Yeltsin. Sau một cuộc thử nghiệm, Yeltsin rất hài lòng với Putin và quyết định ông trở thành người kế vị. Có thể nói rằng, mặc dù Yeltsin không có đủ “tầm nhìn” để cai trị đất nước, nhưng ông lại có “ánh mắt” độc đáo khi lựa chọn người. Vào một ngày cuối tháng 12/1999, Yeltsin tuyên bố từ chức và đặt gánh nặng của tổng thống Nga vào tay ông Putin.
Vào ngày đầu tiên của năm 2000, ông Putin đã tiếp quản công việc từ Yeltsin với tư cách là tổng thống thứ hai của Nga. Sau khi được bầu làm Tổng thống chính thức, ông Putin dẫn lời thần tượng của ông - Thủ tướng Sa hoàng Pyotr Stolypin nói rằng “hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ”, thời hạn 20 năm sắp đến, lời hứa của Tổng thống Putin sẽ thực sự thành hiện thực?
“Hãy cho tôi 20 năm và tôi cho bạn một nước Nga mạnh mẽ”, lời hứa nổi tiếng được Tổng thống Putin thực hiện thế nào? Nguồn: Sohu. |
Trên phương diện kinh tế, khi ông Putin bắt đầu lên nắm quyền, nền kinh tế Nga khi đó có thể được cho là sắp sụp đổ. Khi đó, binh lính Nga thậm chí mang vũ khí của Liên Xô “bán buôn bán lẻ” do kinh tế yếu kém, nhân dân không đủ lương thực thực phẩm. Có thể nói, “tôn nghiêm của Đế chế Đỏ” đã không còn lại một chút nào vào thời điểm đó. Để cứu nước Nga bấp bênh, sau khi lên nắm quyền, ông Putin đã tiến hành một cuộc đại cải cách mạnh mẽ, và đã xử lý nhiều “đầu sỏ” chính trị Nga lũng đoạn nền kinh tế. Các tập đoàn lớn của Nga đều bị Chính phủ nắm giữ, cho đến ngày nay, nền kinh tế của Nga mặc dù chưa phải là một cường quốc nhưng nó thực sự tốt hơn nhiều so với 20 năm trước.
Về mặt quân sự, Nga với tư cách là người kế thừa lớn nhất của Liên Xô cũ, đã nhận được một số lượng lớn kho vũ khí. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga không mấy lạc quan, do vậy trong chi tiêu quốc phòng không “mạnh tay” được như Mỹ. Tuy nhiên, Liên Xô cũ quá hùng mạnh, và cho đến nay, kho vũ khí khổng lồ mà Liên Xô để lại vẫn đủ để Nga duy trì “phẩm giá” của một quốc gia hùng mạnh, và có thể “nói chuyện tay đôi” với Mỹ.
Những biện pháp cứng rắn của ông Putin đã khuất phục mọi đối thủ, ngay cả những lãnh đạo Chechnya "cứng đầu" nhất. Nguồn: Sohu. |
Tổng thống Putin đã mang lại không chỉ sự phát triển kinh tế và quân sự cho Nga, mà quan trọng nhất là thái độ cứng rắn của ông trước sự đàn áp của phương Tây đã khiến người Nga nhận thức được quyết tâm và sự kiên trì của vị Tổng thống này trong việc tái thiết nước Nga. Chính vì “bàn tay sắt” của Tổng thống Putin mà người Nga ngày nay có thể nói là hợp nhất và “xoắn” lại thành một sợi dây. Ngay cả các nhà lãnh đạo Chechnya, những người quyết tranh đấu với Nga đến cùng, thì giờ đây cũng sẵn sàng trở thành “anh em” của Tổng thống Putin.
Đối với Nga, ông Putin có thể được gọi là “hoàng đế” vì đóng góp của ông cho Nga là chưa từng có. Nhưng ông Putin hiện đã gần 70 tuổi và nhiệm kỳ thứ tư của ông sẽ là năm 2024, khi đó việc tiếp tục dẫn dắt nước Nga trở nên không thực tế. Trong tình hình hiện nay ở Nga, thực sự vẫn chưa xuất hiện một nhân vật thứ hai có đủ “tâm và tầm” như ông Putin. Nga mặc dù đang dần lấy lại được vị thế cường quốc, nhưng nền tảng của Nga chưa đủ vững chắc, có thể nói rằng mọi bước đi tiếp theo đều giống như “đi trên dây”. Nếu ông Putin kết thúc nhiệm kỳ của mình mà vẫn chưa tìm được người thay thế xứng tầm, thì tương lai của nước Nga sẽ ra sao?