Sao phụ nữ luôn mồm hỏi ''Anh có yêu em không“?

Một ngày nào đó, người yêu hay vợ mình thủ thỉ bên tai câu hỏi “Anh có yêu em không?, thì hãy đón nhận một cách trân trọng.

Bao nhiều phần trăm phụ nữ thích nói câu này với người yêu hay chồng mình: “Anh có yêu em không?”.

Nếu ai đó nói rằng, tôi không cần tình yêu mà vẫn sống tốt thì có lẽ đó là dối lòng, sự giả dối với chính mình. Dù sống ở bất kỳ quốc gia nào, sở hữu bất kỳ màu da nào, dân tộc nào đi chăng nữa thì tình yêu vẫn là thứ mà con luôn chinh phục và mong muốn có.

Nếu ai đã cảm nhận, đã thấu hiểu và đã từng có được tình yêu thì sẽ nhận thấy rõ rằng tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành những gì có ý nghĩa, làm cho những bất hạnh trở thành hạnh phúc.

Bởi vậy, chân lý cuối cùng trên cõi đời vẫn chỉ là tình yêu: Yêu là sống và còn sống là còn yêu. Vậy mới thấy rất nhiều người từng tuyên bố hùng hồn rằng “sẽ yêu đến hơi thở cuối cùng”; “Tim còn đập là còn yêu”, “Máu ngừng chảy mới hết yêu”…

Tình yêu không phân biệt tôn giáo, màu da, không phân biệt tuổi tác, bởi thế không ai cấm bạn yêu cả và càng không cấm chúng ta nói ra những lời yêu thương, những câu nói tưởng chừng như cũ rích nhưng đem lại cho đối phương sự rung cảm đến nghẹn ngào. Đặc biệt trong cuộc sống, phái nữ luôn là người thích được nói những câu yêu thương mà cụ thể luôn miệng hỏi người yêu hay chồng câu hỏi ngàn năm vẫn thế “Anh có yêu em không”.

Vậy tại sao phụ nữ lại thích nói câu đó mặc dù biết trước được câu trả lời của người kia. Cùng một câu nói đó những trong lòng mỗi người phụ nữ lại có những nỗi niềm khác nhau.

Một chị bạn chia sẻ với tôi rằng, mặc dù biết rất rõ chồng mình phản ứng như nào hay nói những lời gì nếu nghe vợ hỏi câu đó nhưng chị vẫn hỏi. Mặc dù tình cảm vợ chồng hơn 10 năm qua vẫn đều đều như vậy, cũng có những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, cũng có lúc “cháy bỏng như thuở đôi mươi”, nhưng thói quen hỏi câu đó với chồng thì lúc nào cũng thế.

Cũng chẳng biết cuộc đời sẽ ra sao nhưng với phụ nữ thì luôn thấy cô đơn và bất ổn trong lòng. Chình vì thế mà chị bạn tôi muốn được chồng yêu và luôn nói lời yêu thương, chia sẻ. Phụ nữ là hay đa nghi nên lúc nào cũng sợ người đàn ông đó không còn yêu mình nhiều hay là không còn yêu nữa nên thành ra mới hay hỏi câu “Anh có yêu em không?” là như vậy.

Cũng một chị bạn khác tên Vân thì lại nhí nhảnh nói với tôi rằng, “ngày nào Vân cũng hỏi chồng câu đó. Nhiều khi ông chồng nói với vợ rằng, ‘em có bị điên không đấy. Già rồi còn yêu đương gì nữa’. Thật ra đơn giản Vân chỉ muốn có thêm một chút lãng mạn trong cuộc sống. Chứ không suốt ngày cơm áo gạo tiền, con cái làm cho cuộc sống quá đỗi căng thẳng, ngột ngạt. Hay như đôi khi quá thấy nhàm bởi cuộc sống cứ đều đều ngày nào cũng như ngày nào. Vậy nên hỏi ‘Anh có yêu em không?’ cũng là để hâm nóng những cặp vợ chồng hết lãng mạn như Vân”.    

Còn với chị Hà, một tuýp phụ nữ thành đạt trong cuộc sống cũng không ngoại lệ. Rất đơn giản, với chị câu hỏi “Anh có yêu em không?” khi hỏi chồng là thước đo xem trong lòng họ, mình có còn giữ vị trí quan trọng như thời mới yêu hay không? Mặc dù biết rõ rằng, quãng thời gian 15 năm ở bên nhau mọi thứ cũng mòn đi nhưng chí ít thì tình cảm vẫn một cần sợi dây níu nhau lại. Nhưng muốn dây níu chặt thì đòi hỏi đôi bên luôn biết hâm nóng tình cảm để cả hai luôn nhìn thấy nhau mới mẻ, hấp dẫn. Câu hỏi "Anh có yêu em không?", nghĩ là cũ nhưng cũng rất có ma lực. 

Tuy nhiên đàn bà đúng là đa nghi nhất là trong tình cảm. Vì thế dù đang ở trong một mối quan hệ nồng thắm nhất thì họ cũng luôn thấy bất ổn, thiếu tự tin, trái tim luôn quặn lại với những suy nghĩ lo âu. Phụ nữ hỏi là muốn được nhẹ lòng, muốn được nghe câu trả lời thân thương ngập tràn hương vị tình yêu từ đối phương. Giây phút chờ đợi câu trả lời, hồi hộp khó diễn tả lắm. Mặc dù câu hỏi đó được lặp lại hết từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, mà cảm giác hồi hộp đó không hề thay đổi.
Đa nghi là vậy nhưng mà phụ nữ cũng rất trẻ con. Khi đón nhận câu trả lời từ người đàn ông của mình, dù thật lòng hay không chăng nữa, thì họ vẫn đón nhận với sự kiêu hãnh của đàn bà.

Vậy nên, nếu một ngày nào đó, người yêu hay vợ mình thủ thỉ bên tai với câu hỏi tưởng như nhàm chán “Anh có yêu em không?”, thì hãy đón nhận một cách trân trọng và nâng niu họ như cánh hồng mong manh. Chỉ một câu trả lời ngọt ngào cũng đủ để phụ nữ vượt qua bão giông để bảo vệ tổ ấm, bảo vệ người đàn ông của mình.

Theo Hạ Lan/VOV.VN

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !