Sách lịch sử: Bóng đen trong quan hệ của 3 cường quốc châu Á

Theo Bloomberg, sách lịch sử là một phần trong cuộc chiến tuyên truyền của Đông Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó cũng là “công cụ” để các nhà lãnh đạo củng cố địa vị của mình.

Chiến tranh tuyên truyền

Theo Rana Mitter, một giáo sư về lịch sử Trung Quốc hiện đại tại Đại học Oxford ở Anh, tăng trưởng kinh tế đã trở thành chất xúc tác cho cuộc chiến ngôn từ ngày càng tăng trong khu vực.

Bà Mitter nói: "Cả ba trong số những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng để củng cố vị thế của mình. Sức mạnh kinh tế hiện nay đang làm trầm trọng thêm và phóng đại những khuôn khổ đã hình thành cách đây tới 70 năm".

Sách lịch sử: Bóng đen trong quan hệ của 3 cường quốc châu Á - ảnh 1

Những phụ nữ đã bị lính Nhật ép làm nô lệ tình dục trong Thế chiến II biểu tình tại Seoul hồi năm 2001.

Phần lớn những bất hòa giữa ba cường quốc bắt nguồn từ Thế chiến thứ II khi Nhật Bản đô hộ phần lớn lãnh thổ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm 2001 cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi đã khiến các nước láng giềng Nhật Bản tức giận khi chính phủ của ông đã thông qua một cuốn sách giáo khoa không đề cập đến việc Nhật Bản ép nhiều phụ nữ Hàn Quốc và các nước châu Á khác làm nô lệ tình dục. Họ cho rằng ông Koizumi đã cố xóa bỏ sự tàn ác của Nhật Bản trong thời chiến.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, người lên nắm quyền vào tháng Hai năm ngoái, cũng phải thừa nhận rằng, vấn đề “nô lệ tình dục" đã trở thành trở ngại lớn đối với cuộc họp thượng đỉnh giữa bà với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Bà Park cho rằng ông Abe nên làm nhiều hơn để xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân. Nhật Bản cho biết họ đã xin lỗi vào năm 1993.

Sách lịch sử: Bóng đen trong quan hệ của 3 cường quốc châu Á - ảnh 2

Sách lịch sử ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của các thế hệ.

Kwon Sung Youn, một quan chức chịu trách nhiệm về sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, cho hay: “Nhật Bản đang dần đưa nhiều quan điểm chính phủ hơn vào trong sách giáo khoa ngay cả khi các công ty tư nhân được quyền xuất bản”.

“Dù chính phủ hay tư nhân xuất bản sách thì cũng không quan trọng bằng nội dung trong sách có gì”, ông nói thêm.

Việc tìm ra một lịch sử chân thật nhất và được tất cả các quốc gia chấp nhận không phải là điều dễ dàng. Liên minh châu Âu (EU) đã cố biên soạn cuốn "Lịch sử của châu Âu" vào năm 1992 với sự tham gia của các sử gia từ 12 quốc gia, nhưng cuối cùng đã thất bại sau cuộc cãi vã giữa Anh và Tây Ban Nha về việc liệu Francis Drake là một anh hùng dân tộc hay một tên cướp biển.

Gi-Wook Shin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein tại Đại học Stanford ở California , đã viết trong một cuốn sách vào năm 2011 rằng, Trung Quốc yêu cầu tất cả các sách giáo khoa lịch sử phải "phù hợp với các chính sách cơ bản của chính phủ", trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành một quá trình sàng lọc nghiêm ngặt.

Ông cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa có liên quan lớn đến những căng thẳng ở Đông Bắc Á.

Vụ việc nữ anh hùng Hàn Quốc Yu Gwansun, 17 tuổi, bị tra tấn đến chết vì phản đối thực dân Nhật Bản gần một thế kỷ trước gần đây lại gợi lại tinh thần chủ nghĩa dân tộc, tiếp tục phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế của châu Á.

Củng cố địa vị?

Theo Bloomberg, tại các trường học Hàn Quốc, sách lịch sử định hình thái độ của thế hệ tiếp theo không chỉ đối với các nước láng giềng mà còn với cả các di sản mà cựu Tổng thống Park Chung Hee để lại.

Yu Gwansun đã được người Hàn Quốc coi là “Người truyền tin của Chúa” sau khi cha mẹ cô bị lính Nhật bắn chết và bản thân cô cũng bị tra tấn đến chết sau cuộc nổi dậy năm 1919 chống lại sự cầm quyền của Nhật Bản tại Hàn Quốc.

Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Hwang Woo Yea đang muốn tìm ra lý do tại sao vị nữ anh hùng này lại không xuất hiện ở 4 trong số 8 cuốn sách giáo khoa lịch sử trung học mới được phê duyệt. Ông lên án chính phủ đã viết lại lịch sử.

Sách lịch sử: Bóng đen trong quan hệ của 3 cường quốc châu Á - ảnh 3

Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Hwang Woo Yea.

Theo Bloomberg, việc viết lại lịch sử ở Hàn Quốc trong thế kỉ trước đã bị ảnh hưởng bởi nền chính trị hỗn loạn, trong đó có 35 năm cai trị của Nhật Bản, 3 năm chiến tranh Triều Tiên.

Charles K. Armstrong, một giáo sư lịch sử tại Đại học Columbia cho biết: "Lịch sử hiện đại ở Hàn Quốc cực kỳ gây tranh cãi và hầu hết mọi thứ kể từ năm 1910 đều gây tranh cãi”.

Ông cho hay, một số người bảo thủ Hàn Quốc nghĩ rằng chính phủ của cựu Tổng thống Kim Dae Jung (1998-2003) và Roh Moo Hyun (2003-2008) cũng  đã viết lại sách giáo khoa lịch sử nghiêng về phía họ.

Bộ trưởng Giáo dục Hwang cho biết sau khi nhậm chức hồi tháng Tám rằng, "có vấn đề" khi nữ anh hùng Hàn Quốc Yu Gwansun không xuất hiện ở 4 trong số 8 cuốn sách giáo khoa lịch sử dành cho học sinh trung học năm nay. Ông cho rằng việc chỉ có một cuốn sách giáo khoa lịch sử duy nhất sẽ ngăn chặn việc "gieo hạt giống chia rẽ trong dư luận".

Một số giáo viên và các nhà sử học cho rằng chính phủ của bà Park đang cố dùng sách giáo khoa đế đánh bóng cuộc đảo chính quân đội năm 1961 của cha bà là cựu Tổng thống Park Chung Hee và 18 năm cầm quyền của ông.

Khi còn là Tổng thống Hàn Quốc, ông Park Chung Hee đã cấm các công ty tư nhân xuất bản sách giáo khoa lịch sử, còn các nhà xuất bản quốc gia phải miêu tả cuộc đảo chính của ông là một cuộc cách mạng chứ không phải là một cuộc nổi loạn. Quyền xuất bản đã phần nào được phục hồi cho các công ty tư nhân vào năm 1982 nhưng việc xuất bản sách giáo khoa lịch sử vẫn phải theo sự chỉ dẫn của chính phủ.

Lee Jun Sik, một giáo sư tại Viện Đại học Yonsei ở Seoul, cho biết: "Tổng thống Park đang cố gắng phục dựng lại hình ảnh của cha bà qua lịch sử. Một cuốn sách giáo khoa của chính phủ sẽ tôn vinh những thành tựu của các chính phủ bảo thủ và thúc đẩy các quan điểm bảo thủ cần có để mở rộng quyền lực của họ càng lâu càng tốt".

Trong khi đó, bà Kwon Sung Youn đã bác bỏ những cáo buộc rằng chính phủ đã cố đánh bóng thời kì của cầm quyền của ông Park Chung Hee trong sách giáo khoa.

Bà nói: "Làm một cuốn sách giáo khoa lịch sử trong thế giới hiện đại là một quá trình mở với sự tham gia của nhiều nhà sử học và được tiến hành qua nhiều giai đoạn. Những lo ngại trên không thể xảy ra”. Bà cho rằng chính phủ của bà chỉ đang cố tìm cách thống nhất trong việc dạy lịch sử.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !