Rút cảnh báo sóng thần quá sớm: Lý do khiến 2.000 người Indonesia mất mạng?

Chính phủ Indonesia đang vấp phải sự chỉ trích lớn từ phía dư luận về việc rút lại cảnh báo sóng thần quá sớm, khiến người dân chủ quan và dẫn tới thảm kịch 2.000 người thiệt mạng sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 28/9.

Trận động đất mạnh 7,5 độ richter ở đảo Sulawesi hôm 28/9 kéo theo một cơn sóng thần cao tới 3 m quét qua khu vực bờ biển phía tây bắc Indonesia. Vào thời điểm cơn sóng thần chuẩn bị áp sát bờ biển, rất đông người dân Indonesia vẫn thản nhiên vui chơi mà không hề hay biết nguy hiểm cận kề. AP dự báo số người thiệt mạng sau thảm họa kép ở Indonesia có thể lên tới hơn 2.000 người. 

Rút cảnh báo sóng thần quá sớm có thể là lý do khiến 2.000 người Indonesia mất mạng sau thảm họa kép ngày 28/9.

Theo CNN, giới chuyên gia khẳng định rất khó để có thể dự đoán trước mức độ nguy hiểm của sóng thần cũng như truyền đi thông điệp cảnh báo tới 17.000 hòn đảo của Indonesia với số dân là 261 triệu người. Song không ít người chỉ trích rằng, việc chính phủ Indonesia thiếu công tác điều phối và giải ngân mới là nguyên nhân dẫn tới những thảm kịch khủng khiếp.

Trong những ngày qua, cư dân mạng Indonesia liên tiếp cho đăng tải những lời bình luận chỉ trích Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia (BMKG) vì hành động rút lại cảnh báo sóng thần quá sớm sau trận động đất ngày 28/9.

Cụ thể, cảnh báo sóng thần được BMKG đưa ra vào lúc 18h ngày 28/9 về khả năng xảy ra một cơn sóng thần cao tới 3 m tấn công khu vực bờ biển Indonesia. Tuy nhiên, cảnh báo sóng thần lại được gỡ bỏ vào lúc 18h36 cùng ngày. Về phần mình, BMKG khẳng định, cảnh báo sóng thần chỉ được gỡ bỏ sau khi cơn sóng thần đã ập tới khu vực bờ biển thành phố Palu.

Trong một tuyên bố, người đứng đầu BMKG, ông Dwikorita Karnawati cũng nhấn mạnh những lời cáo buộc “là không đúng”.

“Công việc của chúng tôi dựa theo tính toán của hệ thống máy tính/trí tuệ nhân tạo. Lời cảnh báo được gỡ bỏ khi có sự đồng thuận của 28 quốc gia khác nằm dọc Ấn Độ Dương”, ông Karnawati chia sẻ.

Trong khi đó, tờ Telegraph nhận định do chậm trễ trong việc huy động ngân sách trị giá 69.000 USD để hoàn thành dự án nâng cấp hệ thống cảnh báo, Indonesia vẫn chỉ dậm chân tại chỗ ngoài mô hình nguyên mẫu 3 triệu USD do Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ đầu tư.

Sau thảm họa sóng thần năm 2004 khiến gần 250.000 người thiệt mạng mà trong đó hơn một nửa nạn nhân là người tỉnh Aceh của Indonesia, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực lớn để nâng cấp hệ thống cảnh báo đặc biệt là ở Ấn Độ Dương và Indonesia. Một phần của dự án do Đức và một số quốc gia khác tài trợ bao gồm việc triển khai mạng lưới 22 phao kết nối với bộ cảm biến dưới đáy biển để truyền dữ liệu.

Tuy nhiên, thành phần chính của hệ thống cảnh báo sóng thần Indonesia hiện nay là một mạng lưới gồm 134 đồng hồ đo thủy triều kết hợp với còi báo động ở khoảng 55 địa điểm và một hệ thống truyền tin cho người dân bằng tin nhắn văn bản.

Thảm họa động đất và sóng thần tàn phá nặng nề Indonesia.

"Từ thông tin của giới truyền thông, hệ thống còi báo động đã không hề hoạt động do mạng lưới điện bị cắt sau khi xảy ra trận động đất mạnh 7,5 độ richter. Nếu đây là sự thật, cần xem xét lại hoạt động của mạng lưới cảnh báo sóng thần tại Indonesia”, Giáo sư Phil Cummins tại Đại học Quốc gia Australia chia sẻ với CNN.

Trong khi đó, Giáo sư Costas Synolakis, Giám đốc Trung tâm Cảnh báo sóng thần tại Đại học Nam California nhận định, “134 đồng hồ đo thủy triều là còn quá ít đối với một quốc gia có nhiều đảo nhất trên thế giới như Indonesia. Để tăng hiệu quả hoạt động, Indonesia cần trang bị đồng hồ đo thủy triều gần các khu vực bờ biển”.

Mối quan ngại về khả năng sẵn sàng ứng phó với thảm họa thiên nhiên của chính phủ Indonesia ngày càng gia tăng sau khi phát ngôn viên Cơ quan Giảm thiểu thiên tai Indonesia (BNPB), ông Sutopo Purwo Nugroho thừa nhận không một chiếc phao nào trong số 22 chiếc kết nối với các cảm biến nằm dưới đáy biển nhằm giám sát nguy cơ xảy ra sóng thần ở ngoài khơi Indonesia, hoạt động trong vòng 6 năm qua.

“Qũy ứng phó với thiên tai mỗi năm lại càng giảm. Trong khi mối đe dọa từ thảm họa thiên nhiên không ngừng gia tăng cùng với số người chết tăng mạnh, ngân sách chi cho BNPB lại giảm xuống”, CNN dẫn lời ông Nugroho.

Minh Thu (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !