Ra mắt nhà chồng sắp cưới, tôi hoảng loạn khi nhận ra chú anh là ai

Vừa thấy chú của chồng sắp cưới bước vào nhà, nụ cười của tôi chợt tắt. Gương mặt đó, sự tủi hổ đó làm sao tôi quên được...

Tôi sinh ra trong gia đình làm nông nghèo khó ở quê. Một mình lên thành phố bươn chải, học đại học và sau đó lập nghiệp, tôi đã chịu không ít khó khăn, vất vả.

Tủi hổ nhất trong cuộc đời tôi chắc là lần đầu tiên đi làm. Nhờ có thành tích học tập tốt, ngay sau khi tốt nghiệp, tôi xin được vào làm tại một công ty truyền thông khá có tiếng.

Nhà nghèo, muốn bám trụ lại thành phố, tôi tự dặn bản thân phải luôn chăm chỉ, nỗ lực hết mình trong công việc. Tôi thường xuyên đi sớm, về khuya, tham gia các dự án truyền thông ở xa. Nói chung, ai giao hay nhờ việc gì, tôi đều vui vẻ nhận làm hết, dù có mệt đến thế nào.

Những tưởng sự chăm chỉ của mình sẽ được đền đáp, được sếp quý mến và tin tưởng hơn. Ai ngờ, sếp lại "nhìn trúng" ở tôi thứ khác. Phó giám đốc ở công ty tôi ngoài 50 tuổi, đã có vợ và hai con. Ban đầu, tôi khá kính trọng chú vì chú là người tài năng, giỏi giang và là cấp trên của mình.

Tuy nhiên sau đó, mọi chuyện thực sự không ổn. Tôi cảm nhận rõ sếp để ý đến mình, thường xuyên gọi tôi vào phòng riêng hay sắp xếp cho tôi làm chung dự án... Nhân những dịp như vậy, chú lại "soi" tôi từ đầu đến chân, thậm chí động chạm, sàm sỡ khiến tôi sợ hãi, hoảng loạn.

anh 1 sam so.png
Tôi từng sang chấn tâm lý khi bị sếp sàm sỡ. Ảnh minh họa: TD

Tôi định chịu đựng để giữ công việc nhưng càng ngày, sếp càng được đà lấn tới. Tôi đã phải viết đơn tố cáo lên cấp cao hơn. Nhưng phần lớn mọi người trong công ty không tin tôi, thậm chí còn nghe lời phó giám đốc, rằng tôi mới là người chủ động, muốn "đi đường tắt" để thăng tiến.

Quá tức giận và tủi hổ, tôi cuối cùng cũng phải xin nghỉ. Sự việc này mãi là vết thương trong lòng tôi, khiến tôi sợ hãi, xót xa cho cuộc sống khó khăn của mình nơi thành phố. Tôi không dám kể chuyện này với bố mẹ ở quê, sợ bố mẹ lo lắng thêm.

Trải qua hết công việc này đến công việc kia, cách đây hơn một năm, tôi xin được việc ở một công ty truyền thông khác. May sao tại cơ quan mới, môi trường làm việc toàn người trẻ trung, khá ổn đối với tôi. Nhờ vậy, tôi gặp được anh. Anh là trai thành phố, tử tế, giỏi giang và lúc nào cũng quan tâm, giúp đỡ tôi.

Tình cảm giữa chúng tôi nảy sinh khá nhanh. Chúng tôi đều cảm nhận, đây chính là nửa còn lại của mình nên sau gần một năm yêu nhau, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân. Dù gia đình anh khá giả, ở thành phố, bố mẹ anh vẫn không chê tôi. Thấy tôi vất vả, họ còn thương yêu tôi hơn.

Hai nhà đã gặp mặt, dự định sau Tết sẽ tổ chức đám cưới. Tuần trước là giỗ ông nội anh, anh nói tôi lên nhà ăn cỗ, cũng để giới thiệu tôi với cả gia đình. Tôi vui vẻ đồng ý ngay, dù trong lòng có chút hồi hộp, muốn thể hiện thật tốt trước mặt mọi người.

Hôm đó, tôi đến từ rất sớm, ăn mặc chỉn chu, xinh xắn. Tôi nhanh chân nhanh tay, nhiệt tình phụ giúp các cô, các dì ở dưới bếp. Mọi người trong nhà đều khen tôi vừa đẹp người, vừa đẹp nết, khen bạn trai tôi chọn vợ khéo.

Gần đến giờ ăn cỗ, mọi người bảo chờ chú út đến rồi cả nhà cùng ăn. Chú bận việc nên đến muộn một chút. Chú cũng làm trong ngành truyền thông giống tôi, lại đang giữ vị trí cao. Sau này nếu cần, tôi có thể nhờ chú chỉ bảo, giúp đỡ.

Cỗ bàn đã bày biện xong, không khí cả gia đình đầm ấm, vui vẻ. Có thể hòa hợp cùng gia đình anh, tôi mừng lắm. Nhưng niềm hân hoan của tôi chưa được bao lâu bỗng tắt lịm, ngay khi thấy chú út của anh bước vào nhà. Đó không ai khác chính là ông phó giám đốc công ty cũ, từng sàm sỡ và đổ oan cho tôi. Gương mặt đó, sự tủi hổ đó, tôi làm sao quên được.

Thấy chú bước vào, bạn trai nhanh chóng kéo tôi ra giới thiệu: "Chú ơi, đây là vợ sắp cưới của cháu mà thời gian qua, cháu hay kể với chú ạ". Trong khi bạn trai tôi tỏ ra vui mừng, cả tôi và chú đều chào nhau rất gượng. Theo một cách phản xạ tự nhiên, chân tôi cứ bước xa dần, tôi không dám đứng gần chú. Bởi tôi từng rất sợ chú, sợ cái chạm tay, sợ ánh mắt thiếu đứng đắn ấy.

Chú có vẻ đã nhận ra tôi ngay, chỉ nói "chào cháu" rồi đi thẳng vào bàn. Cả bữa cơm hôm đó, tôi không thể nuốt nổi, không còn nở nụ cười được nữa. Mắt tôi thỉnh thoảng lại đảo sang mâm có chú ngồi.

Tôi quá bối rối, chưa bao giờ nghĩ tình cảnh này lại xảy đến với mình. Hôn lễ đã ấn định rồi, người đàn ông khiến tôi quá khinh thường, sợ hãi lại chính là chú của chồng sắp cưới.

Tôi có nên nói ra sự thật không, liệu có ai tin tôi không? Hay lại như trước kia, mọi người sẽ đứng về phe ông ta? Cuộc hôn nhân này liệu tôi có giữ được không?

Theo Dân Trí

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !