'Quyền lực mềm' – thất bại lớn của Mỹ dưới thời Obama
Học thuyết mà Tổng thống Barack Obama đang theo đuổi giống như một con thuyền bị rò nước hơn là một con tàu vững chắc trong chuyến hành trình thứ hai của ông trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ.
Chiến lược chính sách đối ngoại “quyền lực mềm” của ông Obama và sự phụ thuộc vào các tổ chức quốc tế đang bị thất bại trên toàn cầu trong năm nay, cụ thể ở các quốc gia như: Ai Cập, Syria, Nga và Trung Quốc. Sự thất bại được biểu hiện rõ ràng nhất vào hồi tuần trước, khi Tổng thống Obama hủy bỏ cuộc gặp gỡ cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin – một hệ quả từ việc Mỹ phải đứng nhìn Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho nhân vật đang Mỹ bị truy nã Edward Snowden vì tội đã tiết lộ bí mật quốc gia.
Edward Snowden - người đã tiết lộ các thông tin bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia, là "tội đồ" của Mỹ và là sự bất lực trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama. |
Nhưng sự bất lực của chính quyền Obama để vuột mất Snowden chỉ là một trong những loạt các thách thức đè lên chính sách đối ngoại kể từ khi Tổng thống Mỹ tái đắc cử. Một số chuyên gia đối ngoại nói rằng đó là vấn đề của một vị tổng thống không dành nhiều thời gian cho các điểm nóng ở nước ngoài.
“Ông ấy (Obama) là một trong những 17 vị tổng thống đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, và rõ ràng là ông ấy đang cố gắng để tìm ra lĩnh vực mà ông quan tâm nhất để dành phần lớn thời gian cho nó”, ông Aaron David Miller, một Phó chủ tịch của Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson tại Washington cho biết, "Ông ấy cần tập trung nhiều hơn nữa vào tầng lớp trung lưu trong nước hơn là Trung Đông".
Trong tháng Tư, Nhà Trắng công bố báo cáo việc Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến, và ông Obama coi đó là “một sự thay đổi trong cuộc chơi”. Bốn tháng sau đó, các cuộc nội chiến trở nên ác liệt hơn, với các báo cáo mới trong tuần này rằng một chi nhánh Al Qaeda xâm nhập vào lãnh thổ Syria và đã bị bắt giữ bởi các nhóm nổi dậy.
Ở Ai Cập, vào đầu tháng Bảy, quân đội đã lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi, người đã đắc cử sau khi Tổng thống Obama khuyến khích cải cách dân chủ ở nước này. Ông Obama đã có những bất đồng lớn với ông Morsi, nhưng hành động quân đội lật đổ chính quyền ở bất kỳ vị trí nào cũng không thể phủ nhận rằng nó hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa pháp lý của một "cuộc đảo chính".
Tiếp đó, các đồng minh châu Âu như Đức và Pháp đã lên án mạnh mẽ ông Obama về vụ việc Edward Snowden tiết lộ thông tin tình báo quốc gia. Trong khi đó, những kết quả trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng trong tháng Sáu đã bị lu mờ bởi các tin tức về vụ tiết lộ bí mật của Snowden. Trung Quốc, được xác định theo thông tin mà Snowden công bố trên báo chí, cũng là một “nạn nhân” trong chương trình tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
Tại một hội nghị thượng đỉnh của nhóm G8 hồi tháng Sáu ở Bắc Ireland, Tổng thống Nga Putin đã từ chối ký kết thông cáo kêu gọi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al Assad, một trở ngại lớn đối với Tổng thống Mỹ.
Trong suốt thời gian qua, chính quyền Obama đã phân tích các báo cáo trước đó rằng Mỹ đã “tàn sát” được tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới – Al Qaeda. Tuy vậy, vào ngày 4/8, Mỹ đã buộc phải đóng cửa hơn 20 cơ sở ngoại giao ở nước ngoài bởi lo sợ các cuộc tấn công đe dọa của tổ chức này.
James Jay Carafano, một nhà phân tích an ninh quốc gia và đối ngoại Mỹ, cho rằng mọi vấn đề rắc rối của ông Obama trong nhiệm kỳ thứ hai, đặc biệt là vấn đề quốc tế, có thể xuất phát từ cuộc tấn công khủng bố trong tháng 9/2012 tại Đại sứ quán Mỹ ở Benghazi, Libya khiến 4 người Mỹ chết.
“Tôi nghĩ Benghazi là một dấu ấn khó phai đối với tổng thống”, ông Carafano nói, “Ông ấy có thể chỉ ra 3 thành công trong chính sách đối ngoại: chiến thắng Al Qaeda, thiết lập lại quan hệ với Nga và không để những hậu quả ngoại giao dưới thời George Bush đi xa hơn nữa. Tuy vậy, Benghazi đã thực sự phá hủy mọi nỗ lực của ông Obama và khiến ông vô cùng lo sợ sẽ vấp phải những rủi ro”.
Quyết định cho phép Snowden tị nạn tạm thời của Nga đặc biệt gây lúng túng cho Nhà Trắng vì trước đó, Tổng thống Obama đã gửi lời kêu gọi cá nhân tới ông Putin đề nghị trao trả kẻ chạy trốn. Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo chưa bao giờ mạnh mẽ, bất chấp những thành công của một hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước được Tổng thống Mỹ tổ chức tại trại David hè năm ngoái.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga đang ngày trở nên lạnh nhạt |
“Chúng tôi sẽ đánh giá mối quan hệ với Nga ở những lĩnh vực có thể thúc đẩy lợi ích của Mỹ và tăng cường hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới”, ông Obama nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu (9/8) vừa qua, “Trong trường hợp có thể, chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với họ…Tôi hy vọng rằng, ông Putin và Nga sẽ công nhận rằng việc hợp tác với nhau có thể thúc đẩy sự tiến bộ của cả hai dân tộc, hơn là một sự đối đầu vô nghĩa”.
Ông Miller nhận định, sự căng thẳng giữa ông Obama và Putin cũng tương tự như bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước đây. Mối quan hệ giữa Tổng thống George Bush với ông Putin ( lúc đó là Thủ tướng Nga) cũng đã từng rất căng thẳng, mặc dù ông Bush từng tuyên bố rằng ông quan tâm tới Nga bằng chính “cảm giác tâm hồn” của mình.
Một trong số ít điểm sáng trong chính sách đối ngoại của ông Obama là những thỏa thuận hòa bình mới giữa Palestine và Israel trong tháng này. Tổng thống Mỹ đã khuyến khích hai bên nối lại đàm phán từ một chuyến đi tới Trung Đông vào tháng Ba.
Lawrence Korb, thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ cánh tả Mỹ, cho biết "không thể giải quyết tất cả các vấn đề" ở Trung Đông và cho rằng sự tiến bộ của chính quyền về phong cách (ngoại giao) mới là thực chất.
“Điều đó cho thấy [các quan chức chính quyền] sẵn sàng bỏ ra một số vốn chính trị”, ông Korb nói, “thậm chí nếu nó không hoạt động, nó sẽ làm suy yếu các câu chuyện mà chúng ta không bận tâm”.
Ông Miller cho biết Tổng thống Mỹ có thể nêu ra ba thành tựu lớn về chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, dù rằng trong nước xảy ra các vụ nổ súng ở Fort Hood và vụ đánh bom ở giải chạy Marathon Boston.
Ông Obama đã có một chính sách đối ngoại không có được sự thành công ngoạn mục, trừ việc giết Bin Laden. Tuy nhiên, mọi việc được Tổng thống Mỹ xử lý rất kỷ luật, dẫn đến ông cũng chưa phải nhận bất cứ “thất bại thảm hại” nào trong chính sách đối ngoại của mình. Và theo như ông Miller nhận định: “Với những hạn chế về sức mạnh của Mỹ và những khó khăn trong nước, kết quả này cũng không quá tệ”.