Quốc hội Mỹ ủng hộ thành lập Ủy ban đặc biệt để đối phó Nga
Trong quá trình thực hiện cuộc chiến này, một loạt hạn chế sẽ được áp dụng chống các quan chức ngoại giao Nga.
![]() |
Quốc hội Mỹ ủng hộ thành lập Ủy ban đặc biệt chống Nga |
Thông tin trên được đăng tải trên trang web của tạp chí WHIO. Theo đó, điều khoản ngân sách cho cơ quan mới này sẽ được đưa vào dự thảo ngân sách chung của Mỹ cho giai đoạn còn lại của năm tài khóa 2017 (sẽ kết thúc vào ngày 30/9).
“Trong cơ cấu của nhánh hành pháp chính quyền sẽ có thêm ủy ban liên bộ và nhiệm vụ của nó là chống lại các biện pháp tích cực được phía Nga áp dụng để gây ảnh hưởng bí mật (ở các quốc gia khác)- WHIO nêu rõ. Theo hãng thông tấn TASS của Nga, “các biện pháp tích cực” ở đây được hiểu là “các chiến dịch phản thông tin, cung cấp tài chính cho các cơ quan ảnh hưởng, thậm chí là “giết chóc” và các hành động khủng bố.
Theo bản dự thảo trên, trong thành phần của ủy ban đặc biệt sẽ có đại diện của Cơ quan Tình báo Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Văn phòng Tổng Chưởng lý, Bộ Năng lượng và Ủy ban Điều tra Liên bang (FBI). Ủy ban này sẽ thường xuyên tiến hành các cuộc họp để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
Hàng năm, cơ quan mới này có trách nhiệm báo cáo Quốc hội Mỹ về các công việc đã thực hiện, cụ thể là thông báo về các nỗ lực của chính quyền Nga trong việc gây ảnh hưởng ở các nước trên thế giới và về các sáng kiến quan trọng của chính ủy ban này.
Theo nội dung của dự thảo, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cùng Giám đốc FBI và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia sẽ cùng có trách nhiệm “thực hiện chế độ bắt buộc về cung cấp thông tin sơ bộ” về tất cả các chuyến đi của giới ngoại giao Nga đang ở Mỹ.
Ngoài ra, Giám đốc FBI, Ngoại trưởng Mỹ và cộng đồng tình báo Mỹ có trách nhiệm “áp dụng các biện pháp” nhằm theo dõi sự tuân thủ các nguyên tắc mới của giới ngoại giao Nga. Các nghị sỹ Mỹ cũng yêu cầu ủy ban này hàng quý báo cáo về các vi phạm đã xảy ra.
Tuy nhiên, bản dự thảo chưa đưa ra bất cứ tiêu chí nào cho “chế độ đặc biệt” sẽ áp dụng cho các nhà ngoại giao Nga.
Hiện nay Mỹ đang áp dụng một quy định đối với các nhân viện ngoại giao cấp thấp và trung bình của Nga. Theo đó, các nhân viên ngoại giao này phải thông báo cho chính quyền địa phương về dự định đi ra bên ngoài biên giới nước Mỹ trong khoảng cách ngoài 40km tính từ trung tâm thành phố nơi đặt trụ sở cơ quan ngoại giao Nga.
Hồi đầu tháng 12.2016 đã có các thông tin cho thấy cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đã yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ từ bỏ kế hoạch thành lập ủy ban chống Nga này. Theo ông Clapper, ủy ban này sẽ lặp lại các chức năng mà cộng đồng tình báo Mỹ đang thực hiện. Ngoài ra, các hành động này có thể có các tác động tiêu cực đến hợp tác giữa các cơ quan tình báo Mỹ với các đồng nghiệp nước ngoài.
Sáng kiến thành lập ủy ban đặc biệt chống Nga và các dự thảo khác liên quan đến việc cung cấp tài chính cho chính phủ liên bang trước ngày 30/9 sẽ phải nhận được sự ủng hộ của Thượng viện Mỹ. Việc bỏ phiếu sẽ không diễn ra muộn hơn sau ngày 5/5.