Quảng Bình: "Siêu bão" đã cướp đi 4600 tỷ đồng

Trên bãi biển Bảo Ninh, kè chắn sóng cả trăm tỷ đồng, đồ sộ, đẹp đã bị sóng biển đánh tan. Về người, toàn tỉnh có 5 người bị chết, 2 người mất tích, 140 người bị thương...
Như dự báo, lúc 13 giờ 30 phút ngày 30-9, bão số 10 tràn vào tỉnh ta với sức gió khủng khiếp, cấp 12,13, giật cấp 14,15, và di chuyển trên suốt chiều dài của tỉnh. Thời gian hoành hành của bão kéo dài đến 5 tiếng đồng hồ. Và với sức mạnh phải nói là khủng khiếp, bão đã tàn phá dữ dội trên đường đi: cột phát sóng cao hơn 100m đổ đè chết người, cả trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái, điện lưới tê liệt, cây cối gãy đổ ngổn ngang, nhiều rừng cao su thành bình địa, nhiều đê kè kiên cố bị đánh vỡ...

Có thể nói rằng, công tác chuẩn bị đối phó với bão số 10 của tỉnh Quảng Bình là khá chu đáo. Chiều 30-9, khi bão bắt đầu tăng tốc, lại có thêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT từ Hà Tĩnh vào và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải từ Thừa Thiên Huế ra cùng với tỉnh đối phó với bão. Tàu thuyền toàn tỉnh đã về nơi neo đậu tránh trú an toàn, người dân đã chằng chống nhà cửa chu đáo...
Quảng Bình:
Kè biển trăm tỷ ở bờ biển Bảo Ninh đã bị sóng đánh tan hoang.

Thế nhưng sức cuồng phong thì không ai tưởng tưởng được và cũng không thể lường hết được. Lúc 14 giờ ngày 30-9 gió bắt đầu mạnh lên.Tại Văn phòng UBND tỉnh lúc 15 giờ rồi 16 giờ liên tiếp có những thông tin xấu báo về trong tiếng hú dài của gió bão. Và rồi mọi thông tin liên lạc lại gián đoạn, điện mất, sóng điện thoại di động cũng mất...

Thành phố Đồng Hới tan hoang khi sáng mai thức dậy. Đó là cảm nhận của tất cả những người đã trọn một đêm vật lộn với cuồng phong để giữ gìn tài sản, nhà cửa của chính mình. 

Theo thông tin ban đầu, hệ thống cột điện, đường dây 500kV, đường dây 220kV... của lưới điện quốc gia gặp sự cố, nhiều tỉnh miền Trung mất trên diện rộng. Theo ông Thái Hồng Quân, Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình mỗi huyện có đến cả trăm cột điện bị gãy đổ. Nước sinh hoạt cũng tạm ngưng hoạt động do bị vỡ ống 200 li dẫn từ Trạm bơm Phú Vinh về. Có 11 tàu bị chìm trong khu vực neo đậu... 

Đặc biệt, khoảng 15 giờ ngày 30-9, gió bão giật mạnh cấp 13, 14 đã xô ngã cột thu phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, làm hai người chết tại chỗ, một người bị thương nặng.

Cột phát sóng đổ ngay phía cổng của Đài phát sóng, vắt sang Bến xe trung tâm Đồng Hới, rất may không đè lên hai ngôi nhà hai bên cạnh, nếu không hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng phần ngọn của cột phát sóng đã đè bẹp hai chiếc xe ô tô khách đậu trong bến xe.

Cũng trong chiều qua, một cột ăngten thu phát sóng di động rất lớn ngay sát Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh khiến tuyến đường này bị tê liệt, hàng trăm xe bị tắc nghẽn trong mưa bão. Với sự nỗ lực của lực lượng chức năng, 22 giờ đêm, việc giải tỏa hiện trường mới hoàn thành, giao thông được thông suốt trở lại.

Trên bãi biển Bảo Ninh, kè chắn sóng cả trăm tỷ đồng, đồ sộ, đẹp và phải nói rằng rất hoành tráng cũng đã bị sóng biển đánh tan. Người ta nghe những tiếng ầm oàng như bom từ phía biển. Sáng ra mới hay đó là tiếng công phá công trình trăm tỷ này của thiên tai.

Tại huyện Bố Trạch, 92% số nhà dân bị tốc mái trong đó có 40% bị rất nặng. Toàn huyện đã có 3 người chết và mất tích, nhiều đoạn đê kè, đường giao thông bị sạt lở... Đặc biệt, có đến 70% diện tích cao su bị gãy đổ, thiên tai đã "đánh" vào niềm hy vọng đổi đời của người dân. Theo ước tính ban đầu, thiệt hại của huyện quy ra tiền với con số khổng lồ 2.730 tỷ đồng.

Liền kề với thành phố Đồng Hới ở phía nam, huyện Quảng Ninh cũng đã bị thiệt hại nặng nề. Với 22.500 ngôi nhà dân và 200 công sở bị tốc mái, 30 nhà bị bão đánh sập, có 5 người bị thương, hàng ngàn m3 đất đá trên các tuyến đê, công trình giao thông bị xói lở... Tổng giá trị thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Qua các đồng nghiệp, chúng tôi được biết, ngoài kia Quảng Trạch gió bão cũng có cường độ không kém gì ở Đồng Hới, Bố Trạch và con số thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng.
Quảng Bình:
Cột sóng giờ chỉ còn là đống sắt vụn

Trước những thiệt hại vô cùng lớn mà thiên tai đã giáng xuống tỉnh Quảng Bình, sáng  1-10, vào lúc 7 giờ, đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND chủ trì cuộc họp khẩn để triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 10.

Theo báo cáo nhanh của tỉnh, bão số 10 với cường độ gió cấp 12, 13, giật cấp 14, 15 đã đi vào địa bàn với thời gian rất dài, trên diện rộng toàn tỉnh đã tàn phá nặng nề nhà cửa, tài sản, cây cối... trong phạm vi nó đi qua. Mặc dù công tác dự báo về bão khá chính xác, công tác chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc nhưng thiệt hại là vô cùng lớn. Điện bị cắt hoàn toàn, hệ thống thông tin liên lạc bị tê liệt... 

Thiệt hại sơ bộ ban đầu có 13 người bị thương, 4 người chết (hai người tại Đồng Hới, một tại Quảng Trạch, một người tại Bố Trạch), một người mất tích; 80% số nhà bị tốc mái, có khu vực 100% nhà bị tốc mái. Hệ thống điện lưới, nước sinh hoạt mất hoàn toàn, nhiều cột điện, cột ăng ten của hệ thông thông tin liên lạc bị gãy đổ; cao su bị gãy đổ trên diện rộng. Đã có 11 tàu thuyền bị đắm khi đang neo trong khu vực tránh bão...

Về giao thông, đến sáng nay Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh cơ bản đã được các đơn vị khai thông, tuyến đường sắt không bị ách tắc, tuy vậy nhiều tuyến đường ngang, đường liên thôn, liên xã còn bị tắc... Nhưng thiệt hại về giao thông rất lớn, ước tính khoảng 50 tỷ đồng. 

Để kịp thời khắc phục hậu quả bão số 10, đồng chí Nguyễn Hữu Hoài nhấn mạnh một số nhiệm vụ cấp bách cần tập trung làm ngay, đó là, nắm chắc tình hình thiệt hại để có biện pháp chỉ đạo khắc phục cụ thể, trước mắt tập trung khắc phục hạ tầng thiết yếu như điện, nước, giao thông... để sớm đưa cuộc sống, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường. 

Để giải quyết nhanh chóng những vấn đề này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành liên quan cần chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo với tinh thần tự lực, tự cường về kinh phí và cả trong chỉ đạo để giải quyết nhanh những hạ tầng thiết yếu trên. Các sở, ngành như nông nghiệp, y tế, công an, công thương, Bội đội Biên phòng...có biện pháp nắm bắt chính xác tình hình để có biện pháp khắc phục hậu quả bão trong lĩnh vực mình phụ trách, kiên quyết không để dân đói, dân rét...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã lưu ý các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chủ động khắc phục hậu quả bão trên địa bàn, nhất là khâu vệ sinh môi trường, dọn cây cối trên các tuyến giao thông... tránh tư tưởng không trông chờ, ỷ lại; các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần thể hiện vai trò trách nhiệm của mình để khắc phục nhanh thiệt hại, cải thiện môi trường sống trên địa bàn mình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Lanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp nước Quảng Bình cho biết sẽ quyết tâm cấp nước trở lại ở thành phố Đồng Hới vào tối 2-10, còn theo ông Quân, vùng lõi của Đồng Hới sẽ có điện trong tối nay...

Ngay sau cuộc họp, UBND tỉnh Quảng Bình cử 4 đoàn về các địa phương kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 10. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Cao Đức Phát cũng đã ra Bố Trạch để cùng với lãnh đạo huyện chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra.
Ngay trong ngày đầu tiên khi cơ bão đi qua, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã tranh thủ thời tiết nắng ráo khắc phục, sửa chữa những hư hỏng do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai gây ra trên diện rộng với nhiều công trình lớn, nhiều tài sản có giá trị cao thì rõ ràng cần rất nhiều thời gian và tiền của mới có thể lấp vào khoảng trống mà cơn bão kinh hoàng mang tên số 10 gây ra với nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Thiệt hại do bão số 10 gây ra cho tỉnh Quảng Bình hơn 4.600 tỷ đồng

Theo báo cáo nhanh của Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 1-10 bão số 10 gây ra thiệt hại cho tỉnh Quảng Bình rất nặng nề.
Cụ thể, toàn tỉnh có 156.517 nhà bị tốc mái, 345 nhà bị sập, 3.581 nhà bị ngập nước; có 46 trường học và 98 trạm y tế bị tốc mái; 113 tàu thuyền bị hư hỏng; 11.297 ha cao su bị hư hại; 298 ha nuôi trồng thuỷ sản bị mất mát. Về giao thông, có 215.200 m3 đất đá bị sạt lở. Về người, toàn tỉnh có 5 người bị chết, 2 người mất tích, 140 người bị thương...
Tổng thiệt hại toàn tỉnh là 4.600 tỷ đồng.
V.P

Nguồn báo Quảng Bình


Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !