Mỹ đối phó thế nào với vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc

Lực lượng vũ trang Mỹ đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng kể từ khi Nga và Trung Quốc tạo ra vũ khí siêu thanh.

Nhận định trên của chuyên gia James Grant chia sẻ trên tạp chí National Interest mới đây. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, sự vượt trội của Mỹ về công nghệ tên lửa đang đặt ra câu hỏi lớn.

{keywords}
Mỹ “đối phó” như thế nào với vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc? (Ảnh: Reuters)

Mỹ sẽ làm như nào để chống lại vũ khí siêu thanh?

Theo ông Grant, để chống lại những vũ khí như vậy, Washington nên tăng cường đầu tư vào việc tạo ra “một nhóm cảm biến liên tục và đáng tin để cậy phát hiện mục tiêu bất kể quỹ đạo bay hay tốc độ”.

“Các lực lượng vũ trang Mỹ đang phải đối mặt với vấn đề là Nga và Trung Quốc tạo ra vũ khí siêu thanh”, ông Grant cho biết.

Theo một bản dự thảo đề nghị mời thầu được Cơ quan Phát triển vũ trụ (SDA) của Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 5, họ đang tìm một nhà thầu để thiết kế và chế tạo 8 vệ tinh với các cảm biến hồng ngoại để theo dõi các vũ khí siêu thanh. Các vệ tinh này sẽ là một phần trong nhóm 20 vệ tinh đầu tiên của cơ quan này có thể sẵn sàng sử dụng vào năm 2022. Đây là bước đầu tiên hướng tới mục tiêu đưa 150 vệ tinh liên kết với nhau lên hoạt động trong quỹ đạo trái đất tầm thấp.

“Mạng lưới 150 vệ tinh này nằm một phần trong kế hoạch của Mỹ nhằm phóng hơn 42.000 vệ tinh vào không gian để giám sát mọi thứ - gồm vũ khí siêu thanh, vũ khí tấn công vệ tinh và các công nghệ tối tân khác - do Trung Quốc và Nga sở hữu”, chuyên gia He Qi Song đến từ Đại học Khoa học chính trị và luật Thượng Hải cho biết.

Ông Grant cho biết thêm, thông báo này xuất hiện mà không có nhiều sự phô trương và không thu hút sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, những người nhận thức được những gì đang xảy ra đều hiểu, đây là khởi đầu của một sáng kiến ​​chiến lược lớn có thể cung cấp cho Mỹ ưu thế quân sự.

“Washington đang đối mặt với một vấn đề lớn. Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự vượt trội của Mỹ về công nghệ tên lửa đang bị nghi ngờ. Cùng với Mỹ, tên lửa siêu thanh cũng đang được Nga và Trung Quốc phát triển”, ông Grant nhận định.

Các hệ thống vũ khí siêu thanh được thiết kế để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, chúng có thể bay với tốc độ gấp 27 lần tốc độ âm thanh và có khả năng cơ động cao. “Hiện tại, các biện pháp đối phó hiệu quả để chống lại vũ khí này không tồn tại”, ông Grant cho biết.

“Theo như tiến bộ công nghệ thời điểm hiện tại, các đối thủ của chúng ta đang ngang hàng và trong một số trường hợp thậm chí là đang ở trên một bậc. Lầu Năm Góc nên ưu tiên nghiên cứu và phát triển phương tiện để chống lại các loại vũ khí siêu thanh”, ông Grant nhấn mạnh.

Đối thủ cạnh tranh dần lộ diện

Sức mạnh quân sự của Mỹ dựa trên khả năng tấn công bao quát trên một khoảng cách xa, áp đảo bởi quân đội, tàu chiến, máy bay và tên lửa có thể tấn công đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một khoảng thời gian ngắn.

Hai đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất giữa các quốc gia khác của Mỹ bao gồm Nga và Trung Quốc gần đây được dự báo chưa sở hữu sức mạnh như vậy, do đó vũ khí siêu thanh sẽ cung cấp cho lực lượng vũ trang của họ một công cụ mạnh mẽ trong khuôn khổ hệ thống “chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực” (A2/AD) để hạn chế việc triển khai lực lượng Mỹ.

Theo đó, gần đây chính quyền Mỹ đã nối lại chương trình vũ khí siêu thanh thời Chiến tranh Lạnh, bao gồm tài trợ cho các hệ thống vũ khí tấn công, như bệ phóng tên lửa siêu thanh, tên lửa cho tàu ngầm và tàu chiến, cũng như hệ thống trên không. Cụ thể, Lầu Năm Góc yêu cầu Quốc hội chi 2.865 tỉ USD cho phát triển vũ khí siêu thanh vào năm 2021, tăng gần 14% so với tổng số 2.508 tỉ USD năm 2020. Kinh phí cho vũ khí siêu thanh của Lục quân và Hải quân sẽ tăng gần gấp đôi - tăng 95% trong năm 2021.

Hiện trạng trang thiết bị chống lại vũ khí siêu thanh của Mỹ

Việc chống lại vũ khí siêu thanh đang là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Các hệ thống phòng thủ truyền thống của Mỹ, như Aegis BMD và THAAD, đơn giản là không được trang bị để bảo vệ tài sản của Mỹ khỏi các mối đe từ vũ khí siêu thanh.

Ngay cả phòng thủ tên lửa truyền thống cũng yêu cầu theo dõi mục tiêu, truyền dữ liệu tốc độ cao và đánh chặn. Hơn nữa, lợi thế từ lớp cảm biến không gian sẽ không bị giới hạn trong việc phòng thủ tên lửa.

“Tốc độ và khả năng cơ động của vũ khí siêu thanh khiến những nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn nhiều”, ông Grant cho biết.

Trước đó, các tài liệu cho thấy Lục quân chi 19 triệu USD cho chương trình tên lửa siêu thanh phóng từ mặt đất thuộc hỏa lực chiến thuật (Operational Fires ground-launched hypersonic missile program) trong năm 2020 và yêu cầu thêm 28 triệu USD vào năm 2021. OpFires là một chương trình chung, liên kết với cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ DARPA. Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng trị giá 31,9 triệu USD từ DARPA vào tháng 1 để bắt đầu giai đoạn 3 chương trình tích hợp hệ thống vũ khí (Weapon System Integration).

Hé lộ chi phí duy trì quân đội Mỹ ở Đức trong 10 năm qua

Hé lộ chi phí duy trì quân đội Mỹ ở Đức trong 10 năm qua

Tờ Die Welt trích nguồn tin từ Bộ Tài chính Đức cho biết, trong 10 năm qua chính phủ Đức đã chi gần 1 tỉ euro cho việc duy trì quân đội Mỹ.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !