Khám phá mẫu xe tăng hình cầu "kỳ dị" nhất của Liên Xô

Trong thời kỳ đầu của Thế chiến II, khi mà các nước vẫn đang "thăm dò" phát triển xe tăng thì Liên Xô đã trở thành quốc gia chế tạo xe tăng lớn nhất ở châu Âu. Liên Xô liên tục đưa ra nhiều mẫu xe tăng mới, trong đó "kỳ dị" nhất là xe tăng hình cầu.

Vào năm 1936, trước khi Thế chiến II bắt đầu, các quốc gia trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn thăm dò phát triển xe tăng. Một số quốc gia ủng hộ việc sử dụng xe tăng làm mũi nhọn tấn công, trong khi một số nước khác cho rằng xe tăng chỉ là phương tiện che chở cho bộ binh.

Trong thời gian này, các quốc gia đã đưa ra nhiều mẫu xe tăng kỳ lạ được thiết kế cho mục đích riêng của mình, bao gồm cả xe tăng hình cầu. Mặc dù xe tăng hình cầu có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng Liên Xô lại là quốc gia phát triển thành công đầu tiên khi đó.

Tại thời điểm đó, Liên Xô là quốc gia chế tạo xe tăng lớn nhất ở châu Âu. Mặc dù lúc đó Quân đội Liên Xô chỉ có quy mô hơn 1 triệu quân, nhưng lại được trang bị gần 20.000 xe tăng. Trong đó, chủ yếu là xe tăng BT-5 và T-26, mặc dù hai mẫu xe tăng này có khả năng cơ động tốt, nhưng khả năng phòng thủ của chúng khá yếu và sức mạnh của tháp pháo không có gì nổi bật.

Để tích hợp các ưu điểm của hai xe tăng này và giải quyết những thiếu sót của chúng, Liên Xô đã phát triển một trong những điều kỳ lạ nhất, đó là xe tăng hình cầu có tên là SHT-1A.

Tháng 4/1941, Liên Xô tiến hành thử nghiệm xe tăng hình cầu SHT-1A, các thử nghiệm cho thấy bánh xích của xe tăng là không khả thi, và đã thay đổi thành 2 bánh xích với kích thước rộng hơn, bao trùm thân xe. 2 bánh xích này cho phép thão dỡ dễ dàng, mặc dù xe tăng vẫn có thể cơ động ngay cả khi bánh xích bị hỏng, nhưng khả năng cơ động của xe tăng lại giảm mạnh.

Vũ khí trên xe cũng thay đổi, tháp pháo chính trên xe được thay đổi thành 2 tháp pháo nòng ngắn L-10 76mm, mặc dù có thể tấn công ở nhiều hướng nhưng hỏa lực không mạnh. Do hình dạng tròn như quả bóng, nó có thể chịu được sự tấn công trực tiếp pháo của xe tăng 37 mm hoặc 47 mm vào thời điểm đó.

Ngoài các vấn đề hỏa lực, xe tăng còn tồn tại nhiều nhược điểm khác như trọng tải của xe tăng chỉ khoảng 20 tấn nên dễ bị lật khi chuyển hướng. Ngoài ra, do thiết kế hình cầu nên không gian trong xe nhỏ hẹp, kíp lái gần như không thể “động đậy”, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chiến đấu của xe tăng. Đồng thời, do không thể giải quyết được vấn đề thông gió, nên kíp lái đã “hưởng” đa số khí độc do động cơ thải ra.

Vào giữa năm 1942, Liên Xô dừng phát triển xe tăng SHT-1A, đồng thời tiến hành chế tạo xe tăng SHT-2T, đây là phiên bản cải tiến của SHT-1A. SHT-2T có trọng tải lên đến 35 tấn, với lớp giáp dày hơn và thân xe lớn hơn. Vũ khí chính của xe tăng này cũng được đổi thành pháo ML-20 152mm chế tạo năm 1937 mạnh hơn.

Nhiệm vụ chính của xe tăng này là tấn công và phá vỡ tuyến phòng thủ của kẻ thù. Có thông tin cho rằng, SHT-2T đã được đưa vào thực chiến, tuy nhiên đến nay vẫn không có căn cứ chính xác cho thông tin này.

Có thể nói, các mẫu xe tăng hình cầu này chỉ dừng ở thử nghiệm và không được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, việc chế tạo thành công xe tăng hình cầu đã mở ra một hướng phát triển mới trong ngành chế tạo xe tăng của Liên Xô. Trên cơ sở những thành quả đã đạt được, người Liên Xô tiếp tục cải tiến loại xe tăng này, từ đó cho ra đời tăng T-34 “huyền thoại” đã lập nên nhiều chiến công vang dội cho Liên Xô.

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). T-34 đã cách mạng hóa cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới. Mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực nổi trội hơn T-34, nhưng nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Liên Xô Mỹ châu Âu xe tăng hình cầu BT-5 T-26 SHT-1A SHT-2T pháo ML-20 pháo nòng ngắn L-10 T-34 Thế chiến II chiến tranh Xô-Đức

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !