Giải mã chiến lược 'làm mù' thiết bị quân sự Trung Quốc và Nga của Mỹ

Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch tăng cường ưu thế trong lĩnh vực phổ điện từ để có thể “chọc mù mắt” thiết bị quân sự của đối phương, tập trung vào Nga và Trung Quốc.

Cuối tháng 10/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ban hành "Chiến lược Lợi thế Phổ điện từ của Bộ Quốc phòng", trong đó thiết lập các nguyên tắc, mục tiêu và kế hoạch hành động để Quân đội Mỹ phát huy tối đa lợi thế của công nghệ phổ điện từ, tiến tới thống trị các hành động quân sự trên toàn cầu trong tương lai.

{keywords}
Chiến lược Lợi thế Phổ điện từ của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nguồn: Sina.

Lầu Năm Góc cho rằng, việc bảo vệ quyền tự do điều động và tiếp cận phổ tần của quân đội Mỹ sẽ là yếu tố quan trọng đối với việc thực hiện quyền chỉ huy và kiểm soát chung (hay còn gọi là JADC2).

JADC2 là cấu ​​trúc dữ liệu mới, cho phép các nền tảng từ tất cả các lực lượng quân đội nhận, kết hợp và phối hợp dữ liệu từ nhiều cảm biến ở nhiều nơi, giúp các tay súng trên chiến trường dễ dàng để nhắm mục tiêu và thực hiện các hoạt động khác.

Chiến lược này không chỉ nhằm vào việc sử dụng phổ điện từ quân sự, mà còn bao gồm cả kế hoạch phát triển thiết bị vô tuyến điện dân dụng, điều này sẽ tạo ra tác động to lớn đến ngành thiết bị vô tuyến điện dân dụng toàn cầu.

Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, chiến lược của Mỹ nhằm trực tiếp vào Nga và Trung Quốc. Mục đích Mỹ đưa ra chiến lược này là nhằm “hạ bệ” ngành công nghiệp phổ điện từ của Trung Quốc.

Thời gian qua, Bắc Kinh được cho là đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực kỹ thuật vô tuyến điện và đã đe dọa đến “ngôi vị bá chủ” của Mỹ. Về mặt kỹ thuật điện tử quân sự, cùng với việc “phổ cập” các radar mảng pha trên tàu chiến, máy bay và trên mặt đất, Trung Quốc cũng đạt được nhiều đột phát về các trang thiết bị tác chiến điện tử và truyền số liệu.

Trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử dân dụng, các nhà sản xuất của Trung Quốc như Huawei và ZTE đang cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty Mỹ trong việc chinh phục thị trường mạng thông tin di động 5G toàn cầu.

Mục tiêu của chiến lược này là cho phép Mỹ và các đồng minh hành động tự do trên các phổ điện từ và có thể chọn bất kỳ tần số nào để hoạt động tại bất kỳ thời gian nào, địa điểm nào trên toàn cầu sau năm 2030. Cụ thể:

Mục tiêu 1: Phát triển khả năng phổ điện từ vượt trội.

- Phát triển công nghệ để cho phép các hệ thống của Mỹ có thể xâm nhập, chia sẻ, cơ động và tồn tại trong môi trường điện từ phức tạp, đồng thời làm cho hệ thống của đối phương trở nên vô hiệu.

- Sử dụng một phương thức phù hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước lớn trong môi trường phổ điện từ. Đối với vấn đề này, thời gian tới Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng cường tham gia vào các tổ chức công nghiệp đạt tiêu chuẩn ở trong nước và quốc tế để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu của mình.

- Phát triển các chức năng quản lý tác chiến điện từ (EMBM) mạnh mẽ. Sử dụng AI và công nghệ điện toán đám mây để thiết lập khả năng quản lý chiến tranh điện từ trên toàn thế giới. Điều này nhấn mạnh đến tính toàn cầu hóa và chia sẻ thông tin điện từ với các mạng dân dụng.

- Triển khai các khả năng phá hủy phổ điện từ. Phát triển khả năng tác chiến điện tử tiên tiến, nhấn mạnh vào tấn công điện từ, và làm cho thiết bị vô tuyến điện của đối phương trở nên vô hiệu.

{keywords}
Máy bay EA-18G Growler của Mỹ đang thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử mới. Nguồn: Sina.

Mục tiêu 2: Phát triển một cơ sở hạ tầng quang phổ điện từ được tích hợp đầy đủ và linh hoạt.

- Đẩy nhanh việc tích hợp thông tin phổ điện từ vào các hành động và kế hoạch của quân đội Mỹ. Xây dựng hệ thống tình báo với ưu thế phổ điện từ chuyên dụng, để tập trung trinh sát, thăm dò phổ điện từ của các trang thiết bị liên lạc trên bộ, trên biển và trên không của đối phương.

- Thiết lập, quản lý các cấu trúc và tiêu chuẩn có thể cải thiện khả năng tương tác, hiệu suất và chia sẻ thông tin. Xây dựng các cơ sở hạ tầng để tiến hành thử nghiệm, bồi dưỡng và phân tích phổ điện từ hiện đại.

Mục tiêu 3: Theo đuổi khả năng sẵn sàng chiến đấu trong môi trường phổ điện từ toàn diện. Tập trung vào việc đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn về phổ điện từ, nhấn mạnh vào việc bồi dưỡng nhân tài; kết hợp các khái niệm và nguyên tắc của phổ điện từ vào giáo dục chính quy. Đánh giá và theo dõi mức độ sẵn sàng chiến đấu trog môi trường phổ điện từ

Mục tiêu 4: Đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nước để duy trì lợi thế phổ điện từ.

- Tăng vai trò lãnh đạo của Mỹ trong Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, đặc biệt là trong Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Hội nghị Truyền thông Vô tuyến Thế giới (WRC).

- Tăng cường khả năng truy cập, khả năng tương tác với các thiết bị của đồng minh và đối tác. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với Cục Quản lý Thông tin và Viễn thông Quốc gia (NTIA) và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC).

Mục tiêu 5: Thiết lập cơ chế quản lý phổ điện từ hiệu quả, tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ quản lý phổ điện từ trong chính phủ. Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ hướng tới xây dựng một mạng lưới tác chiến điện tử toàn diện, xuyên quốc gia, phổ điện từ, bao gồm cả mạng lưới phổ điện từ dân dụng, để hình thành vị trí “bá chủ” trong lĩnh vực phổ điện từ, qua đó làm “mù mắt” các thiết bị vô tuyến điện dân sự và quân sự của Trung Quốc.

S-300 bản nâng cấp và S-400 sẽ ra sao khi ‘so găng’ với nhau?

S-300 bản nâng cấp và S-400 sẽ ra sao khi ‘so găng’ với nhau?

Hy Lạp đang chuẩn bị thử nghiệm hệ thống S-300 phiên bản nâng cấp, nhằm răn đe S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, liệu S-300 nâng cấp của Athens sẽ ra sao khi đối mặt S-400 của Ankara?

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !